Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân giọng nói trở nên khàn tiếng

Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến giọng nói bạn khàn đặc

Viêm họng đôi khi sẽ khiến giọng bạn trở nên khàn đặc, đến mức nghe qua điện thoại sẽ chẳng ai nhận ra bạn là ai. Khàn tiếng xảy ra khi có những thay đổi bất thường khiến giọng nói chúng ta trở nên khàn khàn hoặc nghe rõ cả tiếng thở.

Khi chúng ta bất ngờ bị khàn giọng, chúng ta sẽ khó có thể thực hiện các hoạt động thanh nhạc như ca hát hoặc nói chuyện trong khoảng thời gian dài. Những thay đổi này thường xảy ra khi cơ quan phụ trách giọng nói là thanh quản xuất hiện một số vấn đề, khiến giọng nói của bạn nghe rất lạ và khó chịu.

Thay đổi trong chất lượng giọng nói không phải lúc nào cũng là một nguyên nhân đáng quan tâm. Giọng nói của bạn sẽ trở lại bình thường trong vòng 1 tuần nếu bạn bị cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng. Tuy nhiên, không phải tất cả các nguyên nhân đều vô hại. Đôi khi, đó là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là 5 lý do đáng lo ngại hàng đầu tại sao giọng nói chúng ta lại trở nên khàn đặc:

Dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khàn giọng. Khi một người nào đó tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi hoặc lông mèo, thanh quản sẽ phản ứng bằng việc viêm tấy. Sưng trong các nếp gấp thanh quản ảnh hưởng đến giọng nói. Điều này đôi khi khiến giọng nói bạn trở nên khàn đục hoặc khò khè.

Vấn đề về thần kinh

Một số vấn đề về thần kinh có thể gây nhiễu tín hiệu được gửi đi giữa não và các dây thanh âm. Điều này gây ra một số thay đổi đáng chú ý trong giọng nói của một người. Vấn đề về thần kinh như tiệt dây thần kinh thanh quản, bệnh Parkinson và nhược cơ là một trong số những thủ phạm. Liệt dây thanh đới cũng có thể làm thay đổi giọng nói của chúng ta.

U bướu và polyp

Những người thuộc các ngành nghề nhất định như giảng viên, phát thanh viên, giáo viên, ca sĩ, MC,… thường lạm dụng giọng nói của họ nhiều hơn người khác rất nhiều. Việc lặp đi lặp lại những hoạt động này mà không có thời gian nghỉ ngơi cũng có thể gây viêm thanh quản cấp tính và khiến hạt u nhú phát trên các nếp gấp thanh quản. Âm nhạc cũng có thể phát triển u nhú hoặc các túi dịch nhỏ gây khàn giọng.

Suy giáp

Phụ nữ bị suy giáp thường có giọng nói khàn khàn bởi lẽ, những thay đổi nội tiết tố liên quan đến tuyến giáp sẽ làm tăng độ giày của các nếp gấp thanh quản. Điều này sẽ tác động trực tiếp vào cường độ giọng nói.

Khối u

Sự rung động của dây âm thanh có thể bị ảnh hưởng nếu một khối u ung thư ngày càng phát triển. Những khối u này làm gián độc các rung động cần thiết cho việc phát ra giọng nói, khiến giọng bạn trở nên khàn hơn. Thói quen hút thuốc trong một thời gian dài cũng có thể gây ra hiện tượng này, được gọi là “tiếng nói của người hút thuốc”. Hút thuốc qua miệng có thể gây kích ứng nếp gấp thanh quản.

Ngoài ra, hút thuốc cũng có thể khiến bệnh ung thư thanh quản và ung thư phát triển nhanh hơn, can thiệp vào cơ chế phát ra giọng nói của cổ họng.

Tham khảo thêm bài viết Thay đổi giọng nói ở tuổi dậy thì

Thu Hằng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Thehealthsite
Bình luận
Tin mới
  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

Xem thêm