Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng với người bệnh ung thư

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn.

Tầm quan trọng của các biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng với người bệnh ung thư

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân. Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.

Khối u làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá huỷ, bao gồm cả các khối cơ. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư.

Bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.

photo-1681959402540

Người bệnh ung thư nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể hồi phục nhanh.

Một số biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Đối với người bệnh có thể ăn được

Với các trường hợp này, người bệnh vẫn ăn uống được qua đường miệng với mục tiêu là ngăn chặn hoặc phục hồi sự thiếu hụt dinh dưỡng, bảo tồn khối lượng nạc cơ thể, giảm thiểu các tác dụng phụ liên quan dinh dưỡng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo đó, người bệnh cần được cung cấp đầy đủ một số loại dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày như chất đạm (có nhiều trong các loại thịt, tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản...), tinh bột (nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). chất béo và rau quả cung cấp vitamin với nhiều cách chế biến khác nhau tùy theo khẩu vị, sở thích để người bệnh ăn được nhiều hơn.

Ngoài ra, cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

photo-1681959408627

Hướng dẫn người bệnh ung thư lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho cơ thể.

Đối với người bệnh không thể ăn bằng đường miệng

Với các trường hợp này, cần thực hiện dinh dưỡng đường ruột. Nếu trong thời gian ngắn, dưới 30 ngày thường sử dụng ống thông mũi-dạ dày, nếu thời gian dài hơn nên sử dụng mở dạ dày qua da (percutaneous gastrostomies).

Lựa chọn cách nuôi dưỡng thường dựa vào: Tình trạng bệnh, nguy cơ hít sặc, chức năng/giải phẫu đường tiêu hóa, ước tính thời gian can thiệp phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Thành phần dịch nuôi: Dựa vào nhu cầu năng lượng đảm bảo đủ 30-35Kcalo/kg cân nặng hiện tại/ngày. Tùy theo mỗi bệnh nhân khác nhau, tùy theo mỗi loại ung thư khác nhau mà xây dựng thành phần dịch nuôi khác nhau nhưng cần đảm bảo chất dinh dưỡng hạn như protein, chất béo hoặc carbohydrate... hoặc được sử dụng riêng lẻ để điều trị sự thiếu hụt đặc biệt để đáp ứng toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng... Cần chú ý là các nuôi dưỡng qua ống sonde thường được thực hiện tại bệnh viện để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng dinh dưỡng và độ an toàn cho người bệnh.

Một chế độ ăn uống phù hợp đủ dinh dưỡng và năng lượng là rất quan trọng giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng điều trị và chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân nên đến khám bác sỹ chuyên khoa ung thư để được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm