1. Váng sữa là gì?
Váng sữa là một chế phẩm của sữa. Trước đây thường vớt phần trên cùng của sữa và cho làm lạnh. Ngày nay, người ta thường sử dụng máy ly tâm để tách phần trên cùng là thành phần chất béo của sữa, sau đó được bổ sung canxi, chất đặc và một số chất khác để chế biến thành những hộp váng sữa bán trên thị trường.
Thông thường, thành phần chất béo trong váng sữa chiếm khoảng 50% tổng năng lượng, chất bột đường khoảng 40%, chất đạm chỉ khoảng 6-7%, còn vitamin và khoáng chất thấp.
Ngoài ra, còn có váng loại váng sữa làm từ dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ…), bổ sung casein sữa bò và lactose (loại đường có trong sữa bò).
Váng sữa là thành phần chất béo của sữa.
2. Váng sữa thích hợp dùng cho đối tượng trẻ nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, váng sữa có thành phần dinh dưỡng giàu chất béo và canxi, cung cấp nhiều năng lượng nên thường được lựa chọn cho các trường hợp trẻ đang cần nhiều năng lượng, trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, trẻ mới ốm dậy. Lưu ý, với những trẻ này, các bà mẹ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ cho trẻ chứ không thay thế bữa ăn chính.
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi nhằm bổ sung thêm năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt hơn. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ trẻ sẽ bị thiếu chất đạm, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu các vi chất dinh dưỡng.
Đối với trẻ bình thường từ 6 tháng tuổi có thể sử dụng váng sữa nhằm bổ sung thêm năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý không dùng váng sữa thay thế hoàn toàn cho sữa, sữa mẹ và các nhóm thực phẩm khác. Không dùng váng sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; Trẻ bị thừa cân, béo phì; Trẻ đang bị tiêu chảy; Trẻ dị ứng với sữa bò.
Cho trẻ ăn váng sữa giúp bổ sung năng lượng và tăng cân tốt hơn.
3. Cho trẻ ăn váng sữa thế nào là phù hợp?
Váng sữa nên được sử dụng đúng cho từng đối tượng trẻ để có thể phát huy những ưu điểm của nó. Lượng váng sữa sử dụng cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ hấp thu của trẻ.
Theo ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên, thành viên Hội Dinh dưỡng lâm sàng Việt Nam: Trung bình, trẻ từ 7-12 tháng có thể ăn ½ - 1 hộp váng sữa/ngày. Trẻ trên 1 tuổi có thể ăn từ 1-2 hộp/ngày, tùy vào mức độ dung nạp của trẻ. Không nhất thiết cho trẻ dùng váng sữa hàng ngày, vì khi ăn quá nhiều, sẽ làm dư thừa chất béo, trẻ có thể bị đầy bụng, tiêu chảy.
Những trường hợp trẻ nên bổ sung thêm váng sữa như trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng. Nếu trẻ thừa cân, dị ứng đạm sữa bò, đang tiêu chảy thì không nên cho trẻ ăn váng sữa.
Không nên cho trẻ ăn váng sữa trước bữa ăn chính, sẽ làm trẻ ngang dạ, ảnh hưởng đến bữa ăn chính. Chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau bữa ăn chính sau 1-2 giờ.
Không nên dùng váng sữa cho trẻ thừa cân, béo phì.
(Ảnh minh hoạ)
4. Bảo quản và sử dụng váng sữa đúng cách
Khi mua váng sữa dùng cho trẻ, cha mẹ cần đọc kỹ thông tin sản phẩm và chọn sản phẩm phù hợp với trẻ.
Chú ý hạn sử dụng. Nên sử dụng trước hạn càng sớm càng tốt.
Váng sữa rất dễ bị hỏng nên cần được bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Không nên để váng sữa ở bên cánh cửa tủ lạnh vì khi mở cửa tủ lạnh thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng, thậm chí làm hỏng váng sữa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Váng sữa tại gia - Ngon và lành.
Mệt mỏi có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư? Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều đã trải qua sự mệt mỏi. Đối với hầu hết tất cả mọi người, mệt mỏi là cảm giác tạm thời, thường do căng thẳng, bệnh tật hoặc kiệt sức gây ra.
Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về 9 biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đau răng vào ban đêm.
Khi mang thai, người phụ nữ có thể gặp các triệu chứng phổ biến như nôn và buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu những triệu chứng xảy ra có phải do thực phẩm hay không? Và sau khi nhiễm bệnh, bạn cần làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Dị ứng thời tiết là bệnh lý có thể gặp quanh năm, đặc biệt là ở các thời điểm giao mùa hay khi trời chuyển lạnh. Khi bị dị ứng thời tiết, ngoài những biểu hiện như hắt hơi, ho, viêm mũi dị ứng hoặc ngứa ngáy trên da, người bệnh còn có thể bị đau, ngứa mắt. Triệu chứng đau, ngứa mắt khi dị ứng thời tiết này còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng.
Nghiên cứu cho biết rằng không có thành phần bí mật nào có thể chữa khỏi các vết rạn da, ít nhất là hiện tại thì chưa. Nhưng một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn da và giúp chúng mờ đi nhanh hơn.
Sỏi thận gây nhiều đau đớn cho người mắc, việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng giúp ngăn ngừa sỏi tiếp tục hình thành và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Sau đây là một số mẹo nhỏ trong ăn uống cho bạn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là một bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thời tiết mùa Hè khiến nguy cơ nhiễm trùng tiểu tăng lên.
Đôi mắt được xem là "cửa sổ tâm hồn", nhưng một số thói quen nhỏ hàng ngày của bạn lại có thể gây hại đến chúng. Mắt không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ dễ gặp các bệnh lý, suy giảm thị lực.