Theo BSCK2. Nguyễn Thị Bích Ngọc - nguyên trưởng Khoa sản II - Bệnh viện Thanh Nhàn, một vài ngày đầu khi mới sinh, sữa chưa về nhiều, các mẹ đừng quá lo lắng trẻ bị đói bởi khi chào đời, em bé đã có nguồn năng lượng dữ trữ đủ để duy trì trong ít nhất 24h. Hơn nữa, trong những ngày đầu tiên, dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, mỗi lần chỉ chứa được khoảng 5ml sữa. Nếu ăn quá nhiều sữa, bé sẽ bị nôn, trớ.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa công thức được chế biến từ nhiều sản phẩm khác nhau như: sữa động vật, đậu nành và dầu thực vật. Sữa công thức dù đã được điều chỉnh, chế biến giống như sữa mẹ, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu của trẻ nhỏ.
Nên cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh bởi sữa non rất tốt cho trẻ.
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và an toàn nhất cho trẻ hơn bất kỳ loại sữa công thức nào. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa mẹ không nhiễm khuẩn còn sữa bò tươi hoặc sữa đặc có đường đều có thể bị nhiễm khuẩn. Điều rất quan trọng là trong sữa mẹ có kháng thể giúp trẻ phòng tránh được các nguy cơ nhiễm nhiều loại bệnh còn tất cả các loại sữa công thức khác đều không có kháng thể hoặc có rất ít.
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa thể tiếp nhận được lượng đạm lớn. Trong khi đó, các loại sữa công thức khác lại chứa lượng đạm lớn khiến trẻ khó tiêu hóa. Vậy nên, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất với trẻ.
Sữa mẹ có đầy đủ các axit béo cần thiết, các men lipaza để tiêu hóa mỡ còn các loại sữa công thức khác không có đầy đủ các axit béo cần thiết, các men lipaza.
Chỉ trong sữa mẹ có đủ nước còn các loại sữa công thức khác thì phải thêm vào. Vitamin hay sắt trong sữa mẹ ít nhưng trẻ lại hấp thu tốt hơn.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra khuyến cáo, nên cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh bởi sữa non rất tốt cho trẻ. Lưu ý, không nên cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ nước gì trước khi bú mẹ. Mẹ không sợ trẻ khát bởi trong sữa mẹ đã có đủ lượng nước cho trẻ. Lượng thức ăn và nước uống sẽ làm trẻ no và dạ dày trẻ không còn chỗ để chứa sữa. Khoảng 3-4 ngày sau sinh, sữa non chuyển sang sữa trưởng thành và về nhiều hơn để đáp ứng với nhu cầu của trẻ.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cùng là sữa mẹ nhưng chất lượng sữa ở các giai đoạn tiết sữa có sự khác biệt.
Sữa đầu bữa
Là sữa được tiết ra đầu bữa bú có màu hơi xanh, số lượng nhiều. Sữa đầu bữa cung cấp nhiều đạm, đường, nước và các chất dinh dưỡng khác. Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú mẹ là đủ, không cần uống thêm nước, ngay cả khi thời tiết nóng. Nếu cho trẻ uống nước thì trẻ sẽ giảm bú mẹ bởi dạ dày trẻ chưa tăng lên về kích cỡ.
Sữa cuối bữa
Là sữa được tiết ra cuối bữa bú khi bầu vú mẹ đã hết căng. Sữa cuối bữa có màu trắng vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Chất béo cung cấp nhiều năng lượng giúp trẻ tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ không biết điều này lại thường không để trẻ bú hết tới sữa cuối hay chuyển bên vú khác cho trẻ bú. Vì vậy điều quan trọng là cần để trẻ bú đến hết sữa cuối.
Trong 6 tháng đầu sau sinh, sữa mẹ đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và nước cho trẻ. Từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo tỷ lệ sau:
Vì vậy, tất cả trẻ từ 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ đều cần được ăn bổ sung. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là một nguồn năng lượng quan trọng và cung cấp các chất dinh dưỡng có chất lượng cao cho trẻ trên 6 tháng tuổi nên cần duy trì tới khi có thức ăn thay thế đầy đủ sữa mẹ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bổ sung sữa chua cho trẻ ăn dặm như thế nào là tốt nhất?
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.