Các nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ không bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tăng nguy cơ tử vong 14 lần, với trẻ bú sữa mẹ một phần, nguy cơ này chỉ còn 3-4 lần. Bú sữa mẹ giảm tỷ lệ đái tháo đường type II, giảm tỷ lệ thừa cân béo phì 13% (Horta, Loret De Mola et al. 2015); Trẻ bú sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn trẻ không bú sữa mẹ (Horta, Loret De Mola et al. 2015). Ước tính, người mẹ cho trẻ bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể phòng ngừa được 20.000 ca tử vong do ung thư vú (Victora, Bahl et al. 2016).
Bà Suzanna Lubran – Giám đốc Tổ chức Newborns Việt Nam.
Giám đốc Tổ chức Newborns Việt Nam, bà Suzanna Lubran cho biết: "Theo các nghiên cứu chuyên sâu từ năm 2003 đến nay được thực hiện bởi các nhóm bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản - nhi (1), việc cho trẻ bú mẹ sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời ngăn ngừa khoảng 20% tử vong ở trẻ sơ sinh và 13% tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Nó cũng có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng sơ sinh (nhiễm trùng huyết, viêm phổi, uốn ván và tiêu chảy). Lý do là trong sữa non chứa các yếu tố miễn dịch có hoạt tính sinh học giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại nhiều loại nhiễm trùng và bệnh dị ứng."
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm 20% nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Bà Debbie Barnett MBE (Chủ tịch UKAMB, Chủ tịch ICCBA MB TAG), Điều phối viên Ngân hàng Sữa tài trợ, Bệnh viện Đại học Queen Elizabeth, Glasgow cũng chia sẻ thêm: "Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tiết kiệm chi phí nhất mà mọi người đều có thể thực hiện được ở mọi quốc gia, không phân biệt giàu nghèo. Chỉ riêng phương pháp này đã tạo tác động lớn trong việc giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em trên toàn thế giới. Trách nhiệm của chúng ta với tư cách cá nhân và cộng đồng toàn cầu là hỗ trợ phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ."
Mặc dù có nhiều bằng chứng về lợi ích dinh dưỡng và miễn dịch của việc cho trẻ bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ tử vong và bệnh tật ở trẻ sơ sinh song trên thực tế, tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ và bú sớm tại nhiều nước trên thế giới đặc biệt là châu Á trong đó có Việt Nam vẫn còn rất thấp.
Theo báo cáo của Unicef Việt Nam (2), tỷ lệ trẻ được bú sớm ở Việt Nam đã giảm đáng kể từ 44% năm 2006 xuống còn 27% năm 2014. Việt Nam đặt mục tiêu đạt 85% tỷ lệ cho trẻ bú sớm trong năm 2020 và kỳ vọng cao hơn vào các năm tiếp theo nhưng để làm được điều đó, cần rất nhiều nỗ lực từ mọi phía trong công tác vận động và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.
Danh hiệu "Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc" là một trong những sáng kiến do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Alive & Thrive triển khai thực hiện. Mục tiêu của dự án nhằm tăng tỷ lệ trẻ được bú sớm trong một giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn thông qua thúc đẩy các cơ sở y tế thực hiện đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế về nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo. Tới năm 2021, số lượng bệnh viện tham gia đăng ký xét danh hiệu đã đạt tới 70 bệnh viện.
Tại miền Bắc, ngoài Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã đạt danh hiệu "Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc", một số bệnh viện hàng đầu về sản – nhi như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Hồng Ngọc … cũng đang triển khai và có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt để đạt chứng chỉ này. Trong đó, Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những bệnh viện tư nhân tại miền Bắc phát động chiến dịch "nuôi con bằng sữa mẹ" đồng thời tham gia đăng ký xét duyệt danh hiệu "Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc".
Từ tháng 4/2021 đến nay, Bệnh viện Hồng Ngọc đã trải qua nhiều đợt đánh giá và đào tạo với sự hỗ trợ của đội ngũ bác sĩ Nhi - Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng cùng Tổ chức Alive & Thrive Việt Nam và đã ghi nhận kết quả bước đầu là đạt một trong ba tiêu chí quan trọng nhất (E1.3) về Nuôi con bằng sữa mẹ thuộc Bộ tiêu chí Chất lượng Bệnh viện Việt Nam. Hiện nay, bệnh viện đã và đang triển khai thực hành hướng dẫn sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ và cho con bú sớm đối với tất cả các ca sinh thường và sinh mổ tại bệnh viện.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Lợi ích thần kỳ của các kháng thể trong sữa mẹ.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.