Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lợi ích thần kỳ của các kháng thể trong sữa mẹ

Khi cho con bú, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Từ việc giúp em bé học cách ngậm vú cho đến việc bị mất ngủ vì sữa về nhiều…Cho con bú không phải lúc nào cũng là trải nghiệm tuyệt vời như bạn vẫn nghĩ.

Bạn hẳn sẽ rất vui khi thấy em bé bú no sữa và mỉm cười khi ngủ. Nhưng với nhiều bà mẹ khác, động lực chính giúp họ vượt qua rất nhiều khó khăn để cho con bú là vì họ biết, họ đang cung cấp cho em bé nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

Lợi ích

Các kháng thể trong sữa mẹ có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho em bé, bao gồm làm giảm nguy cơ mắc các bệnh sau:

  • Viêm tại giữa: theo các nghiên cứu bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp bảo vệ tình trạng viêm tai giữa cho đến khi trẻ 2 tuổi và giúp giảm 43% tỷ lệ mắc
  • Viêm đường hô hấp: nghiên cứu năm 2017 chỉ ra rằng bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hoặc lâu hơn sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị viêm đường hô hấp trên ở trẻ cho đến khi trẻ 4 tuổi.
  • Cảm lạnh và cảm cúm: bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể làm giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm các virus viêm đường hô hấp trên đi 35%. Ngoài ra cũng theo các nghiên cứu, trẻ sơ sinh sẽ có miễn dịch với bệnh cúm tốt hơn.
  • Viêm ruột: trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu hoặc lâu hơn sẽ có tỷ lệ bị viêm đường tiêu hoá thấp hơn đáng kể. Bú mẹ giúp làm giảm 50% tỷ lệ mắc tiêu chảy và  giảm 72% tỷ lệ nhập viện do tiêu chảy.
  • Tổn thương các mô ruột: với những trẻ sinh non, bú mẹ giúp làm giảm 60% tỷ lệ bị viêm ruột hoại tử.
  • Hội chứng viêm ruột: bú mẹ có thể làm giảm tỷ lệ phát triển bệnh viêm ruột sớm đi khoảng 30%
  • Tiểu đường: nguy cơ phát triển tiểu đường typ 2 sẽ giảm đi khoảng 35%
  • Bệnh bạch cầu: bú mẹ trong 6 tháng đầu sẽ giúp làm giảm 20% nguy cơ mắc bệnh bạch cầu
  • Thừa cân: trẻ bú mẹ giảm nguy cơ thừa cân 26%

Ngoài ra, bú mẹ cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng của nhiều tình trạng bệnh và nhiễm trùng khi trẻ bị ốm. Khi trẻ bị phơi nhiễm với bệnh tật, sữa mẹ sẽ thay đổi thành phần để cung cấp cho trẻ các loại kháng thể đặc biệt mà trẻ cần để chống lại bệnh tật.

Nếu mẹ đang bị ốm, bạn không cần thiết phải ngừng cho con bú, trừ trường hợp bạn đang điều trị đặc biệt, ví dụ như hoá trị hoặc sử dụng một số loại thuốc không an toàn với bé.

Đương nhiên, bạn nên duy trì việc vệ sinh sạch sẽ khi cho bú để tránh truyền vi khuẩn sang bé.

 

Các kháng thể trong sữa mẹ là gì?

Sữa non và sữa mẹ có chứa các kháng thể được gọi là các immunoglobulin. Đây là các dạng protein đặc biệt giúp mẹ có thể truyền kháng thể sang con. Đặc biệt, sữa mẹ có chứa các immunoglobulin sau IgA, IgM, IgG và các kháng thể bề mặt SIgM và SIgA.

Sữa non đặc biệt chứa lượng lớn SIgA, giúp bảo vệ trẻ bằng cách hình thành các lớp bảo vệ tại mũi, họng và suốt dọc hệ tiêu hoá. Khi mẹ phơi nhiễm với virus và vi khuẩn, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra thêm các kháng thể khác có thể sẽ được truyền qua sữa mẹ tới trẻ.

Sữa công thức không chứa các kháng thể đặc hiệu với môi trường như sữa mẹ.

Khi nào sữa mẹ sẽ có chứa kháng thể?

Ngay từ khi bắt đầu, sữa mẹ đã có chứa rất nhiều kháng thể. Sữa non – sữa đầu tiên mà cơ thể mẹ tiết ra chứa rất nhiều kháng thể. Bằng việc cho con bú sữa non, dù ít, bạn đang tặng cho trẻ món quà tuyệt vời nhất và sữa mẹ là món quà bạn nên thường xuyên dành cho trẻ. Các kháng thể trong sữa mẹ sẽ tiếp tục thay đổi để chống lại bất cứ loại vi khuẩn nào cơ thể trẻ hoặc cơ thể bạn đang phải tiếp xúc, kể cả khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm và đi lại quanh nhà.

Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng tiếp tục cho bú mẹ có rất nhiều lợi ích đối với trẻ. WHO khuyến cao nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến khi trẻ 2 tuổi. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khuyến nghị này cũng khuyến khích tiếp tục cho bú mẹ khi trẻ ăn dặm, theo nhu cầu của mẹ và trẻ.

Bú mẹ và dị ứng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc liệu trẻ có bị dị ứng với một thứ gì đó hay không do đó, rất khó xác định vai trò riêng biệt của sữa mẹ đối với mức độ dị ứng của trẻ.

Có một giả thiết cho rằng, vì sữa mẹ sẽ giúp bao phủ dạ dày của trẻ nên sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ khói các tác nhân gây dị ứng. Lớp bảo vệ này thậm chí còn giúp dự phòng các mảnh thức ăn có trong sữa không đi vào máu của trẻ.

Nếu không có lớp bảo vệ này, trẻ sẽ dễ bị phơi nhiễm với các tác nhân gây dị ứng và các tế bào bạch cầu có thể sẽ tấn công các tác nhân này, làm tăng nguy cơ dị ứng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lầm tưởng và sự thật về nuôi con bằng sữa mẹ

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm