Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu trẻ đang nhận đủ sữa mẹ

Tìm được cách cho trẻ bú sữa ngon lành, nhanh chóng là điều không hề đơn giản vì đối với nhiều bậc làm cha làm mẹ

Theo chia sẻ từ những bà mẹ đang cho con bú, việc không có đủ sữa mẹ là một vấn đề lo lắng rất phổ biến hiện nay. Một bà mẹ cho con bú sữa công thức hoàn toàn có thể đo lường được lượng sữa mà đứa trẻ của họ uống trong ngày. Tuy nhiên, nếu bạn đang cho bé bú sữa mẹ, việc đo lường trở nên khá khó khăn. Vậy làm thể nào để bạn biết rằng mình đang cung cấp đủ sữa và đứa trẻ nhận được đủ sữa mỗi lần bú? Vâng, tuy không nhìn thấy và đo lường được một cách chính xác lượng sữa con bạn bú nhưng bên cạnh đó vẫn có một số cách để biết được liệu bé có đang nhận đủ lượng sữa cần thiết hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn cần quan tâm để nhận biết:
Tăng cân được xem là dấu hiệu nhận biết tốt nhất ở trẻ
Trong một vài ngày đầu đời, trẻ bú sữa mẹ thường bị mất tới 10% trọng lượng cơ thể. Nhưng những ngày tiếp theo, tăng cân phù hợp là cách tốt nhất để xác nhận rằng em bé của bạn đang nhận đủ dinh dưỡng.
Các dấu hiệu khác cần theo dõi bao gồm:

  •     Trẻ sơ sinh được bú mẹ và bú ít nhất mỗi 2 đến 3 giờ, 8 đến 12 lần mỗi ngày.
  •     Từ ngày thứ 5 sau sinh, em bé nên có ít nhất 6 đến 8 lần thay tã ướt mỗi ngày.
  •     Bạn có thể nghe thấy tiếng nuốt khi trẻ đang bú mẹ và nhìn thấy được sữa trong miệng trẻ
  •     Sau khi cho con bú, vú của bạn cảm thấy mềm hơn và không đầy như trước khi cho bú.
  •     Con của bạn có vẻ hài lòng sau khi cho con bú, bé ngủ giữa các lần bú.

Quan sát các chất thải có phải là một dấu hiệu đáng tin cậy?

Lần đi ngoài đầu tiên của trẻ được gọi là đi ngoài phân su. Nó dày, dính, có màu đen hoặc xanh đậm. Trẻ sẽ có ít nhất 1 hoặc 2 lần đi phân su mỗi ngày trong hai ngày đầu tiên. Sau đó việc hình thành phân su sẽ kết thúc, phân của trẻ sẽ chuyển thành màu xanh hoặc vàng.
Trong vài tuần đầu tiên, lượng đi ngoài của trẻ có thể nhiều hơn bình thường (hai hoặc nhiều hơn mỗi ngày), sau đó hình dạng phân có thể thay đổi. Điều này khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Sau khoảng một tháng, việc trẻ đi ngoài và cần thay tã mỗi ngày một lần là vô cùng bình thường. Tuy nhiên, nó cũng hoàn toàn bình thường nếu đứa trẻ vài ngày mới đi vệ sinh một lần hoặc thậm chí một tuần một lần. Sữa mẹ là thức ăn vô cùng giàu dinh dưỡng và dễ dàng tiêu hóa. Vì vậy trẻ sơ sinh sẽ thay ít tã bẩn ơn bởi trong cơ thể không có nhiều chất thải.

Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt hay không được cung cấp đủ sữa?
Nếu em bé của bạn đang được cho bú sữa mẹ tốt, và sau đó tất cả những điều bất ngờ dường như xuất hiện cùng một thời điểm và ít hài lòng như trước, rất có thể đó không phải là một vấn đề liên quan đến việc cung cấp sữa mẹ. Nó có thể là một giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.

Mỗi em bé đều là một cá thể khác nhau và có giai đoạn tăng trưởng vào những thời điểm khác nhau. Một số thời điểm phổ biến mà trẻ sơ sinh có thể có tăng trưởng là khoảng mười ngày, ba tuần, sáu tuần, ba tháng và sáu tháng tuổi. Trong giai đoạn tăng trưởng, trẻ bú mẹ thường xuyên hơn. Sự gia tăng tỷ lệ cho con bú này thường chỉ kéo dài vài ngày, và nó cần thiết để kích thích cơ thể bạn tạo ra nhiều sữa mẹ hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của bé.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ suốt đêm
Trong hai tháng đầu, em bé nên được bú hai đến ba giờ một lần, cả ngày lẫn đêm. Sau hai tháng, một số trẻ sẽ bắt đầu trải qua thời gian bú sữa mẹ lâu hơn giữa đêm. Và nhắc lại một lần nữa, mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Vì vậy sẽ có trẻ ngủ ngon trong 1 đêm suốt 3 tháng nhưng vẫn có trẻ không thể ngủ qua đêm trong nhiều tháng. Hình thức ngủ của trẻ bú sữa công thức cũng tương tự như trẻ cho bú sữa mẹ, và đây không phài là dấu hiệu cho thấy trẻ ngủ không đủ giấc.

 

Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo verywell)
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm