Nguyên nhân gây ít sữa mẹ và cách giài quyết
# 1. Con của bạn không bú đúng cách
Nguyên nhân phổ biến nhất của việc trẻ nhận được ít sữa là do bú sai cách. Nếu con bạn không ngậm đúng núm vú sẽ không thể nhận đủ sữa từ vú mẹ. Theo phản xạ càng rút được nhiều sữa thì sữa càng ra nhiều. Vì vậy, nếu em bé của bạn không ngậm đúng, thì việc tiết sữa sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu bạn không chắc chắn nếu con bạn đang bú đúng cách, hãy xem lại các tài liệu hướng dẫn cách cho con bú đúng hoặc nhờ đến sự trợ giúp của các bà, các mẹ đã có kinh nghiệm để giúp đỡ.
# 2. Bạn cho con bú không thường xuyên
Giống như bú không đúng, không bú sữa mẹ thường là một lý do phổ biến khác khiến các bà mẹ có ít sữa. Trẻ mới sinh cần phải cho bú sữa mẹ ít nhất mỗi 2 đến 3 tiếng cả ngày lẫn đêm. Càng cho con bú, cơ thể bạn sẽ càng kích thích để tiết sữa nhiều.
Nếu bạn quá cứng nhắc áp cho trẻ sơ sinh theo một lịch trình ăn - ngủ - chơi, hoặc để cho trẻ ngủ trong khoảng thời gian dài giữa các lần cho con bú, hoặc cho bé ngậm núm vú, thì bạn đang bỏ lỡ cơ hội tự nhiên hình thành phản xạ bú của bé cũng như kích thích cơ thể của bạn để tăng sản xuất sữa.
Tốt nhất là cho con bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ, bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đói. Và, bé đang ngủ, hãy đánh thức bé dậy ít nhất mỗi 3 tiếng đồng hồ để cho con bú sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ rất thường xuyên, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên giúp đảm bảo rằng em bé của bạn đang có đủ sữa và giúp bạn nguồn sữa dồi dào.
# 3. Con của bạn có bú đủ lâu mỗi khi bú mẹ không?
Mỗi lần ăn nên đảm bảo bé bú đủ trong khoảng 10 phút ở mỗi bầu vú. Nếu bé bú ít hơn 5 phút chắc chắn bé sẽ không nhận đủ sữa để tăng trưởng khỏe mạnh. Thêm vào đó, đó là không đủ thời gian cho bé bú hết sữa ở một bên vú. Và, Một lần nữa các mẹ nên nhớ là không rút hết sữa một bên thì sẽ khó kích thích sữa mới tiết ra đâu.
#4.Con bạn có đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ không?
Khi trẻ sơ sinh bắt đầu vào quá trình tăng trưởng mạnh mẽ, trẻ sẽ thường xuyên đói. Nhu cầu tăng lên sẽ khiến nhiều mẹi tưởng nhầm là không đủ sữa để nuôi con. Nhưng việc này không diễn ra lâu. Cơ thể mẹ sẽ nhận được tín hiệu và ngay lập tức cố gắng sản xuất ra nhiều sữa hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ
# 5. Bạn có bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh?
Đôi khi xung quanh bạn không hề có những người giàu kinh nghiệm cho con bú hoặc không hề có chút kinh nghiệm nào về cho con bú. Họ sẽ đưa ra những nhận xét không hề đúng như vú của bạn quá nhỏ không thể tạo đủ sữa hoặc bạn cho con ăn thường xuyên quá sẽ không đủ sữa mất. Vì thế đừng để những lời nhận xét này ảnh hưởng đến bạn, hãy cứ để bản năng làm mẹ của bạn dẫn lối. Miễn sao con bạn khỏe mạnh và ngủ ngoan nghĩa là bạn đang làm đúng rồi. Đừng lo lắng và phiền muộn bởi những lời nhận xét không tích cực đó
Khi nào bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về việc ít sữa
Nếu bạn không rơi vào những trường hợp được liệt kê ở trên? nếu bạn cho con bú đúng cách, và cho con bú mỗi 2 đến 3 giờ đồng hồ, nhưng bạn vẫn không nhìn thấy sữa tăng lên thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Có thể có một tình trạng sức khỏe nào đó khiến bạn ít sữa thì hãy cố gắng phát hiện ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Nhiều vấn đề gây ra ít sữa thực sự có thể được điều trị thành công, nhưng có những tình trạng không thể được điều trị. Trong những trường hợp hiếm hoi này, bạn có thể phải cho bé bổ sung sữa công thức để chắc chắn rằng bé có đủ dinh dưỡng.
Nhưng, ngay cả khi bạn sử dụng sữa công thức, thì bạn vẫn có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 lời khuyên để mẹ luôn có sữa dồi dào cho con bú
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?