Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kẽm quan trọng thế nào đối với thai phụ và sự phát triển thai nhi

Trong một thai kỳ, kẽm góp phần vào sự phát triển của mô và DNA của thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu hụt kẽm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và sinh non. Vì vậy, bổ sung kẽm trước và trong khi mang thai rất quan trọng, góp phần giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Vậy bổ sung kẽm như thế nào? Bao nhiêu là đủ? Nguồn cung cấp kẽm từ đâu?

Kẽm là một trong các khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng với các chức năng của cơ thể, rất cần thiết trong quá trình mang thai. Trong một thai kỳ, sự tăng trưởng, phát triển của mô và DNA trong cơ thể thai nhi phụ thuộc phần lớn vào nguồn kẽm mà cơ thể mẹ có. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu hụt kẽm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và sinh non. Vì vậy, bổ sung kẽm trước và trong khi mang thai rất quan trọng, góp phần giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh.

Tại sao kẽm là khoáng chất quan trọng đối với thai kỳ?

Kẽm giữ vai trò thiết yếu trong việc xây dựng các tế bào, DNA của em bé, giúp duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể bình thường.

Đối với thai phụ:

  • Giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng trong và sau sinh
  • Cân bằng nội tiết tố
  • Hỗ trợ sản xuất nhau thai
  • Hỗ trợ vết thương (nếu có nhanh lành hơn
  • Một số nghiên cứu cho thấy mẹ bầu được bổ sung đủ hàm lượng kẽm cần thiết có thể hạn chế những vấn đề như: tăng huyết áp do thai, sinh non, chuyển dạ kéo dài hoặc băng huyết sau sinh.

Đối với thai nhi:

  • Cung cấp hỗ trợ cấu trúc cho các protein tạo nên các tế bào, tăng trưởng tế bào.
  • Tăng cường sản xuất, hoạt động DNA.
  • Giúp não bộ bé phát triển bình thường, góp phần vào khả năng học hỏi và phát triển trong tương lai của trẻ.

Khi nào nên bổ sung kẽm?

Bổ sung kẽm trước khi mang thai: Kẽm góp phần đảm bảo chất lượng của trứng, thúc đẩy lập trình DNA của tế bào trứng hoặc tế bào trứng chưa trưởng thành.

Bổ sung kẽm trong quá trình mang thai và kéo dài sau sinh khi cho con bú vì ảnh hưởng đến lượng kẽm trong dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.

Bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ?

Kẽm hầu như an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai và cho con bú khi được sử dụng với lượng khuyến cáo 12 mg hàng ngày.

Phụ nữ mang thai và cho con bú trên 18 tuổi không nên dùng quá 40 mg kẽm/ngày, dưới 18 tuổi không nên dùng quá 34 mg/ngày. Việc sử dụng kẽm quá liều hoặc dư thừa kẽm có thể dẫn tới: nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau dạ dày.

Nguồn cung cấp kẽm có từ đâu?

Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng luôn cần thiết đối với mọi người, nhất là phụ nữ mang thai.

Kẽm có mặt trong nhiều loại thực phẩm: Động vật có vỏ (tôm, cua, sò,..), thịt (thịt cừu, thịt bò&hellip, sữa, ngũ cốc và các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng, đậu đỏ tây&hellip.

Bổ sung kẽm bằng thuốc: Việc sử dụng kẽm nên được khám và theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh thiếu hụt hay sử dụng quá mức gây hại cho mẹ và bé.

Tham khảo thêm thồn tin tại bài viết: Đừng đẩy các mẹ rơi vào trầm cảm sau sinh vì chăm con khóc đêm.

Theo alobacsi
Bình luận
Tin mới
  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

  • 07/07/2025

    Liệu bạn có đang lo lắng về hiệu suất tình dục?

    Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.

Xem thêm