Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sắt và kẽm: 2 vi chất cơ thể cần mỗi ngày

Để tránh thiếu vi chất dinh dưỡng và phòng bệnh nguy hiểm, các nhà nghiên cứu khuyến nghị bạn nên bổ sung thực phẩm giàu sắt và kẽm; uống viên vi chất tổng hợp.

Sắt và kẽm: 2 vi chất cơ thể cần mỗi ngày

Bổ sung vi chất tổng hợp để đảm bảo năng lượng cho các hoạt động sống

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa “Nạn đói tiềm ẩn” xảy ra khi cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển như vitamin và khoáng chất. Dấu hiệu của thiếu vi chất dinh dưỡng không rõ ràng nhưng hậu quả lại rất nghiêm trọng.

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu Anh và Áo, khoảng 2 tỷ người trên thế giới bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và kẽm. Tỷ lệ người thiếu kẽm cao hơn so với thiếu sắt ở các khu vực châu Phi, cận Sahara.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí An ninh lương thực toàn cầu, các nhà nghiên cứu cho biết: Những tiến bộ khoa học trong kỹ thuật phân tích sử dụng đồng vị của kẽm và sắt, giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự đa dạng của các vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm và hạn chế được các rủi ro sức khỏe, kinh tế do thiếu hụt dinh dưỡng.

Vì sao cơ thể cần sắt và kẽm mỗi ngày?

Kẽm là chất dinh dưỡng thiết yếu được tìm thấy trong các loại thịt sống, rau hữu cơ, ngũ cốc, thực phẩm chức năng bổ sung kẽm. Kẽm giúp kích thích hoạt động của hơn 100 enzyme trong quá trình trao đổi chất, tăng cường miễn dịch, tổng hợp DNA và protein, chữa lành các tổn thương, phân chia tế bào.

Các thực phẩm tự nhiên bổ sung sắt

Đồng thời, kẽm thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển ở giai đoạn trẻ nhỏ - thanh thiếu niên và hỗ trợ vị giác, khứu giác hoạt động đúng cách. Khẩu phần dinh dưỡng khuyến nghị mỗi ngày (RDA) cho kẽm là 8mg cho nữ và 11mg cho nam, từ 19 tuổi trở lên.

Giống như kẽm, sắt là khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm. Sắt được chia thành 2 dạng: heme và không heme. Trong đó, sắt không heme có sẵn trong các loại thực phẩm: Thịt đỏ, hải sản và gia cầm.

Sắt là thành phần chính của hemoglobin - loại protein có trong các tế bào hồng cầu, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi đến các mô khác. Đồng thời, sắt cũng có trong myoglobin - loại protein cung cấp oxy cho cơ bắp. Cơ thể cần vi chất này để phát triển thể chất, thần kinh, hoạt động tế bào và sản xuất hormone.

RDA cho sắt là 18mg cho nữ và 8mg cho nam, từ 19 - 50 tuổi. Người trên 50 tuổi có RDA là 8mg sắt.

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm và sắt

Sắt và kẽm là 2 vi chất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Bạn có thể bổ sung các khoáng chất này từ thực phẩm trong chế độ ăn uống:

Các thực phẩm tự nhiên bổ sung kẽm

Kẽm tự nhiên có trong thịt đỏ hữu cơ, động vật có vỏ, các loại đậu (đậu, đậu lăng, đậu xanh), hạt giống (hạt cây gai dầu, hạt bí ngô, hạt vừng), các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân), các sản phẩm sữa (sữa tươi, phô mai), trứng, ngũ cốc nguyên hạt (quinoa, lúa mì, yến mạch), khoai tây, khoai lang, đậu xanh và cải xoăn, socola (70 – 85% ca cao)

Để tăng lượng chất sắt, bạn nên ăn các thực phẩm: Động vật có vỏ,  rau chân vịt, gan và nội tạng động vật, cây họ đậu, thịt đỏ hữu cơ, hạt bí, quinoa, thịt gà tây, bông cải xanh, đậu hũ, socola đen, cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi).

Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Để tránh hậu quả nghiêm trọng, hãy thiết lập chế độ dinh dưỡng, cân bằng các vi chất cho cơ thể và hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến cao, không tốt cho sức khỏe.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Một số vi chất dinh dưỡng với tăng trưởng và phát triển

Phạm Mơ H+ (TheoThe Food.News) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
Xem thêm