Thiếu kẽm - Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, thấp còi
TS.Bs Phan Bích Nga Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, rất nhiều trường hợp tới Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, viện Dinh dưỡng quốc gia trong tình trạng chậm phát triển chiều cao, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, suy dinh dưỡng... nguyên nhân do thiếu kẽm.
Vi chất kẽm có liên quan tới cấu chức và chức năng của 300 loại enzyme. Nó là thành phần thiết yếu của nhiều protein. Kẽm tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của nhiều cơ quan trong cơ thể như, tạo tế bào máu, tái tạo cấu trúc tim, tạo tế bào mỡ, duy trì tế bào gốc, tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc, phát triển phổi sơ sinh… Kẽm còn tham gia vào việc điều hòa gen cho việc hình thành các thành phần của xương.
Theo TS.Bs Phan Bích Nga: Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao. Thiếu kẽm còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm trẻ dễ nổi cáu.
TS.Bs Phan Bích Nga cho biết, cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng các thực phẩm giàu kẽm như: Tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..) hoặc bằng các chế phẩm dinh dưỡng khác.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi, để đủ kẽm nên cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ sẽ dễ hấp thu hơn sữa công thức, còn người mẹ cũng có thể bổ sung kẽm bằng thức ăn hoặc các chế phẩm có kẽm.
Kẽm rất cần thiết cho cơ thể. Để khẳng định trẻ thiếu kẽm nếu được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ rất tốt cho việc phát triển chiều cao cũng như việc kích thích ăn ở trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý, không dùng kẽm khi bị nhiễm trùng. Do vậy, các bậc cha mẹ nếu muốn cho con bổ sung kẽm ở dạng thuốc liều cao nên đưa con đến khám dinh dưỡng để có phương án điều trị phù hợp.
Kẽm có nhiều trong thực phẩm hằng ngày như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu...
Những biểu hiện của thiếu kẽm:
Thiếu kẽm ở mức độ nhẹ, hoặc vừa:
- Thiếu dinh dưỡng: chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, …
- Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa: trẻ có tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng như chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.
- Rối loạn tâm - thần kinh: rối loạn giấc ngủ (trằn trọc khó ngủ, mất ngủ), thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài; suy nhược thần kinh (đau đầu, thần kinh dễ bị kích thích, giảm trí nhớ); rối loạn cảm xúc (thờ ơ, lãnh đạm, trầm cảm, thay đổi tính tình. Bệnh còn có thể suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, khuyết tật, bại não, chậm phát triển tâm thần vận động...
- Suy giảm khả năng miễn dịch: nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.
- Tổn thương biểu mô: khô da, viêm da vùng mặt trước hai chi dưới, nám da, bong da, dày sừng và nứt gót da hai bên, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, dị ứng, loạn dưỡng móng, viêm mé móng, tóc giòn dễ gãy, hói tóc.
- Tổn thương mắt: sợ ánh sáng, mất khả năng thích nghi với bóng tối, mù đêm, quáng gà, khô mắt, loét giác mạc.
- Da ngứa ngáy: các triệu chứng kèm theo là vết thương khó lành và "hạt gạo" trên móng tay. Tình trạng này là do thiếu kẽm, chất giúp tạo ra các tế bào và enzyme mới cũng như cần cho việc làm lành vết thương.
Theo TS.Bs Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, hay mắc bệnh nhiễm khuẩn suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao…
Thiếu kẽm ở mức độ nặng:
Viêm da, dày sừng, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá), hói, loạn dưỡng móng (móng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc), khô mắt, viêm quanh hậu môn, âm hộ, tiêu chảy, tăng nhạy cảm đối với bệnh nhiễm trùng, gây ra nhiễm trùng tái diễn. Bệnh nặng kích thích thần kinh, rối loạn nhận thức, mắc chứng ngủ lịm, chậm phát triển tâm thần vận động.
Thiếu kẽm có thể gây chậm phát triển giới tính, giảm khả năng tuyến sinh dục, ít tinh trùng, bệnh bất lực, suy dinh dưỡng nặng, chứng lùn...
Sử dụng kháng sinh nhiều gây thiếu Kẽm
Kết quả điều tra về tình trạng dinh dưỡng tại 6 tỉnh ở Việt Nam năm 2010 cho thấy tỷ lệ phụ nữ có thai bị thiếu kẽm là 90%, ở trẻ em dưới 5 tuổi là 81,2% và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 65%.
Kết quả điều tra tình trạng thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6-59 tháng do Viện Dinh dưỡng tiến hành năm 2014-2015 cũng cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ không có thai 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.
Tỷ lệ thiếu kẽm ở Việt Nam rất cao so với ngưỡng phân loại của nhóm tư vấn Quốc tế về kẽm (IZINC) khi tỷ lệ thiếu kẽm ở cộng đồng trên 20% được xác định là vấn đề thiếu kẽm có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam bao gồm: Tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn thường xuyên ở trẻ khiến cho tần suất sử dụng kháng sinh cao. Đây là một nguyên nhân khiến lượng Kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm; do chế độ ăn của trẻ không thường xuyên được bổ sung các thực phẩm giàu Kẽm như hàu, ngao, tôm, cua, các loại thịt như bò, gà, hạt ngũ cốc.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!