PGS.TS. Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: khẩu phần ăn hằng ngày của người Việt Nam hiện đã đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng, chất đạm nhưng không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng. Vì vậy, cần tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm thiết yếu. Đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả và dễ đạt độ bao phủ cao, có tính bền vững.
Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD), việc bổ sung vitamin A, sắt/acid folic, kẽm, iốt, canxi, đa vi chất có thể coi là hiệu quả giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.
Theo một nghiên cứu mới của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), việc tiếp xúc với caffeine trong bụng mẹ, thậm chí với lượng thấp, có thể dẫn đến giảm chiều cao của trẻ.
Theo số liệu tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, kẽm là vi chất rất quan trọng nhưng gần 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi.
Theo TS.Bs Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, không ít cha mẹ cố ép cho con ăn số lượng thật nhiều nhưng quên không để ý tới chất lượng dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn của trẻ. Một trong những vi chất rất quan trọng nhưng lại dễ bị các mẹ bỏ qua là kẽm. Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, hay mắc bệnh nhiễm khuẩn suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao…
Thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn từ một đến 3 tuổi làm cho các cơ quan chậm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương ảnh hưởng đến tầm vóc của và thể lực của các em sau này.