Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bú kém ở trẻ sơ sinh – nguyên nhân và cách khắc phục

Giai đoạn sơ sinh là thời kỳ tạo tiền đề cho quá trình phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Việc nuôi dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có khả năng bú sữa tốt. Tình trạng "bú kém" ở trẻ sơ sinh là một vấn đề đáng lo ngại, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

"Bú kém" là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả trẻ sơ sinh ít có hứng thú với việc ăn uống, bao gồm cả bú mẹ và bú bình. Bú kém khiến trẻ không nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển tốt, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Lưu ý rằng "bú kém" khác với tình trạng kén ăn, trong đó trẻ có thể từ chối một loại sữa này để chọn loại sữa khác hoặc trẻ lớn hơn có thể từ chối một số loại thực phẩm nhất định.

Cha mẹ không nên phớt lờ tình trạng bú kém của con với hy vọng sẽ tự cải thiện theo thời gian. 1000 ngày đầu đời (từ khi mang thai đến khi trẻ được 2 tuổi) là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của trẻ, và việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển thể chất và nhận thức sau này.

Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú kém dưới đây.

Nguyên nhân gây bú kém ở trẻ sơ sinh

Trẻ sinh non: một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bú kém là sinh non. Trẻ sinh non thường bú kém vì chúng chưa phát triển đủ kỹ năng để bú và nuốt sữa.

Tuy nhiên, khả năng bú sẽ tăng lên khi trẻ lớn dần. Nếu con bạn sinh non và vẫn gặp khó khăn trong việc bú sữa sau khi trẻ ra viện, hoặc vấn đề nuôi dưỡng trẻ trở nên khó khăn hơn hoặc không cải thiện; hãy hỏi bác sĩ nhi khoa và đưa trẻ đi khám sớm.

Các bệnh lý nghiêm trọng gây bú kém

Bú kém cũng có thể do các tình trạng bệnh nghiêm trọng gây ra, chẳng hạn như hội chứng Beckwith-Wiedemann. Đây là một rối loạn phát triển quá mức gây ra bởi những thay đổi trên nhiễm sắc thể số 11, dẫn đến tăng trưởng quá mức, khiến trẻ sinh ra có kích thước lớn kèm theo một số khuyết tật khác. Trung bình cứ 13.700 trẻ sơ sinh trên toàn thế giới sẽ có 1 trẻ mắc phải tình trạng này.

Các tình trạng nghiêm trọng khác bao gồm:

- Suy giáp bẩm sinh, xảy ra khi tuyến giáp không phát triển hoặc hoạt động đúng cách.

- Các rối loạn di truyền, bao gồm hội chứng Dow.n 

- Hội chứng tim trái nhược phát triển, một tình trạng hiếm gặp khi tâm thất trái không phát triển đúng cách và không thể bơm máu nuôi cơ thể.

- Các dị tật tim mạch khác.

Các tình trạng ít nghiêm trọng

Các bệnh mắc phải có thể khiến việc bú sữa trở nên khó chịu (thậm chí đau đớn) đối với trẻ sơ sinh. Các bệnh thường gặp cản trở quá trình bú của trẻ sơ sinh bao gồm:

- Tiêu chảy;

- Viêm tai;

- Ho, cảm lạnh;

- Tưa lưỡi.  

Khi có nghi ngờ trẻ bú kém, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa. Bạn không nên tự đoán đó chỉ là bệnh nhẹ trong khi thực tế có thể là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Đọc thêm tại bài viết: Làm thế nào để trẻ không bú ngủ?

Khắc phục tình trạng bú kém ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ bỏ ăn, bú kém do bệnh mắc phải hoặc các nhiễm trùng: thường sẽ hết khi nhiễm trùng được điều trị khỏi. Hãy tuân thủ phương pháp điều trị cảu bác sỹ, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn của bé, bao gồm thay đổi lịch trình cho ăn với các cữ bú ít hơn và thường xuyên hơn.
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ bú kém do không dung nạp sữa, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại sữa công thức và kế hoạch cho ăn phù hợp.

Nếu con bạn bú sữa mẹ, hãy tránh:

  • Một số loại thuốc có thể lẫn vào sữa mẹ;
  • Bôi kem dưỡng da hoặc sản phẩm khác lên vùng ngực;
  • Giảm thiểu tối đa căng thẳng của mẹ - vì căng thẳng có thể làm thay đổi mùi vị sữa khiến trẻ không muốn bú.

Cho con bú sữa mẹ là phương pháp được khuyến cáo bởi các chuyên gia y tế, nhưng không phải tất cả trẻ đều có thể nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và không phải tất cả các bà mẹ đều muốn hoặc có thể cho con bú. 

Nếu con bạn dường như không thể bú mẹ hoặc bú mẹ được quá ítbắt được ti mẹ sau nhiều lần thử, bạn có thể cân nhắc thảo luận với bác sĩ về việc cho ăn bằng sữa công thức. Bạn vẫn có thể tập cho con bú sữa mẹ, ngay cả khi vẫn bổ sung bằng sữa công thức, nếu muốn. Điều quan trọng là con bạn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Như vậy, trẻ sơ sinh bú kém có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Trẻ sơ sinh phải được bú đủ lượng sữa và tiêu hóa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý phát hiện sớm tình trạng bú kém của trẻ, liên hệ với bác sỹ nhi khoa để được thăm khám, tư vấn kịp thời hoặc điều trị nếu cần thiết.

Đọc thêm tại bài viết: Nguyên nhân gây ít sữa mẹ và cách giải quyết

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024.

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm