Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhận diện suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng (SDD) là một vấn đề sức khỏe ở trẻ và tình trạng này xảy ra khi chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng hoặc khi cơ thể gặp vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị SDD

Biểu hiện của trẻ SDD có thể bao gồm những nguyên nhân như: cân nặng không tăng trưởng như mức dự kiến. Hoặc tụt giảm từ 5-10% (hoặc hơn) so với trọng lượng cơ thể của trẻ trong vòng 3-6 tháng.

Phát sinh những thay đổi trong hành vi như thường xuyên quấy khóc, ít vui chơi và kém linh hoạt, cơ thể chậm chạp hơn hẳn bạn cùng lứa. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Đặc biệt, dấu hiệu nhận thấy rõ ràng nhất là khi trẻ chậm phát triển vận động như chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

Để xác định trẻ có SDD hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình.

Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15cm; nếu dưới 13cm là SDD.

Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50cm, 6 tháng dài 65cm, 12 tháng: 75cm, 2 tuổi: 85cm, 3 tuổi: 95cm, 4 tuổi: 100cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120cm.

Trẻ dễ bị SDD nhất trong khoảng thời gian từ 6 - 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật, nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai. Những bé ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp) cũng dễ bị SDD.

Nhận diện suy dinh dưỡng ở trẻ em

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm thực phẩm giúp trẻ tăng cân đều đặn và phát triển tốt.

Nguyên nhân gây SDD

SDD ở trẻ có thể do một hoặc đồng thời các nguyên nhân sau: Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không bú đủ sữa mẹ và cho ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) thường không nhận được đầy đủ dưỡng chất. Thức ăn không hợp khẩu vị hoặc trẻ không được ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.

Do trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng (tiêu chảy, viêm phổi, giun sán...) phải sử dụng thuốc diệt vi trùng gây bệnh, cùng lúc sẽ diệt bớt các vi khuẩn có lợi tại đường ruột, làm giảm quá trình lên men thức ăn dẫn đến việc kém hấp thu và biếng ăn.

Trẻ gặp phải vấn đề tâm lý khi gia đình có những hành động ép buộc quá mức để cho trẻ ăn, khiến trẻ dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi, lâu ngày sẽ gây ra bệnh chán ăn dẫn đến SDD.

Hậu quả do SDD

Suy yếu hệ miễn dịch: SDD do thiếu vi chất (kẽm, sắt và vitamin) sẽ làm cho hệ miễn dịch dần yếu đi. Lúc này, trẻ dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp và đường ruột.

Gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ: Nếu bị nhiễm trùng đường tiêu hóa đồng thời với SDD, cơ thể trẻ sẽ không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Từ đó gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ. Trẻ SDD thường giảm phát triển trí não, chậm chạp, giảm học hỏi, tiếp thu, giao tiếp xã hội kém và khả năng làm việc thấp hơn khi trưởng thành.

SDD khiến tất cả các cơ quan giảm phát triển, nhất là hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ.

Các biện pháp ngăn ngừa SDD ở trẻ

Tỷ lệ trẻ bị SDD ngay từ khi sinh ra do mẹ bị thiếu dưỡng chất trong quá trình mang thai là rất cao. Vì thế nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khi mang thai bằng viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất. Ngoài ra, nếu mẹ không dùng sữa và chế phẩm sữa, ít ăn cá tôm cua, đậu đỗ thì cần bổ sung thêm canxi cho mẹ.

Sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất dành cho trẻ nhỏ. Vì thế nên nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu trong 6 tháng đầu. Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài từ 18-24 tháng, nếu mẹ không đủ sữa cần có nguồn sữa phù hợp để thay thế cho trẻ.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ tăng cân khỏe mạnh: Cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính như bột, đường, đạm béo, vitamin và khoáng chất. Lưu ý lựa chọn thực phẩm tươi mới, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, nấu thức ăn chín kỹ để phòng tránh cho trẻ các bệnh đường ruột như giun, sán.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng nhằm phát hiện sớm tình trạng và ngăn chặn nguy cơ gây bệnh SDD. Cho trẻ đi tiêm chủng đúng lịch.

Vận động giúp tiêu hao năng lượng hiệu quả và hỗ trợ cho trẻ tăng trưởng khỏe mạnh. Do đó, hãy khuyến khích trẻ vận động để tăng cảm giác thèm ăn, giúp trẻ khỏe mạnh.

Biếng ăn do tâm lý là một trong những loại biếng ăn khó điều trị nhất và gây hệ quả lâu dài. Thay vì ép bé ăn, bạn nên tạo bầu không khí vui vẻ và luôn sáng tạo các món ăn mỗi ngày để kích thích bé ăn tự nhiên.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những quan điểm sai lầm về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm