Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm mẹ quá sớm dễ sinh con chậm phát triển, suy dinh dưỡng

Tình trạng tảo hôn ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là vấn đề nan giải, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em cũng như chất lượng dân số.

Không nên sinh con trước tuổi 20

Thời điểm mang thai tốt nhất là khi phụ nữ đã chuẩn bị đầy đủ về mặt kiến thức, thể chất, khả năng sinh sản, tinh thần, tài chính và trách nhiệm làm mẹ. 20 - 35 là độ tuổi vàng để làm mẹ, không nên sinh con trước tuổi 20 và sau tuổi 35.

Tình trạng sinh con quá sớm ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta vẫn còn phổ biến, Ví dụ tại Lào Cai, thực tế cho thấy, nhiều trẻ được sinh ra từ những người mẹ đang là học sinh THPT, đa số tại các xã vùng cao. Theo thống kê chuyên ngành dân số và phát triển, số trẻ do phụ nữ dưới 20 tuổi sinh ra năm 2021 là 1.956 trẻ/11.070 trẻ được sinh ra trong toàn tỉnh, chiếm 17,67% (dân tộc Mông chiếm 60,22%; dân tộc Dao chiếm 17,12%; dân tộc Tày chiếm 8,23%; các dân tộc khác chiếm 14,43%); số trẻ do phụ nữ dưới 18 tuổi sinh ra là 812 trẻ, chiếm 7,35%.

Các huyện có tỷ lệ trẻ do phụ nữ dưới 20 tuổi sinh ra cao gồm Bắc Hà (25,29%), Si Ma Cai (25,07%) và Bát Xát (21,57%). Trong 4 tháng đầu năm 2022, số trẻ do phụ nữ dưới 20 tuổi sinh ra là 547 trẻ/3.024 trẻ được sinh ra, chiếm 18,09%, có nghĩa là cứ 100 trẻ sinh ra thì có hơn 18 trẻ sinh ra từ các bà mẹ dưới 20 tuổi.

Làm mẹ quá sớm dễ sinh con chậm phát triển, suy dinh dưỡng - Ảnh 2.

20 - 35 là độ tuổi vàng để làm mẹ, không nên sinh con trước tuổi 20 và sau tuổi 35.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là công tác truyền thông, cung cấp thông tin, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) cho vị thành niên chưa liên tục, kịp thời, dẫn đến khả năng tiếp cận các nguồn thông tin chính thống về SKSS và tình dục rất hạn chế. Các dịch vụ chăm sóc SKSS, bao gồm cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) cho vị thành niên chưa được phổ biến rộng rãi.

Nhiều chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên mặc dù được triển khai rộng rãi nhưng phần lớn chỉ tập trung vào những đối tượng là cặp vợ chồng, chưa chú ý đến đối tượng vị thành niên. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như những lớp học, mô hình, câu lạc bộ tổ chức tuyên truyền về sức khỏe sinh sản chưa được thường xuyên, liên tục, trong khi trên các trang mạng xã hội hiện nay, những hình ảnh, nội dung liên quan đến vấn đề tình dục quá nhiều, chưa kiểm soát; việc xử lý các trường hợp tảo hôn, ép hôn tại một số địa phương chưa triệt để, chưa đủ sức răn đe; việc bảo vệ quyền cho trẻ em gái vị thành niên chưa được thực hiện tốt.

Việc làm mẹ quá sớm sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường. Theo các bác sỹ sản khoa, do cơ thể các em gái chưa hoàn thiện nên khi sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chính bản thân người mẹ và con trẻ. Người mẹ không chỉ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý. Trong khi đó, nếu đi đến hôn nhân thì nhiều em chưa đủ tuổi, vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, hoặc sinh con sớm thì bản thân các em gái mất đi cơ hội học hành, thiếu kiến thức chăm con.

Đối với trẻ do phụ nữ tuổi vị thành niên sinh ra thường chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, bị suy dinh dưỡng do người mẹ thiếu kiến thức chăm sóc bản thân và nuôi con, điều kiện kinh tế hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều trẻ được sinh ra nhưng bố mẹ chưa đủ tuổi kết hôn nên không làm giấy khai sinh cho con, ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ, trong đó có chăm sóc y tế.

Trẻ có nguy cơ chậm phát triển, suy dinh dưỡng

Việc phụ nữ tuổi vị thành niên sinh con để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Những người mẹ ở tuổi vị thành niên hầu hết chưa có việc làm, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn phụ thuộc vào gia đình dẫn đến nhiều trường hợp ly hôn khi về ở với nhau trong thời gian ngắn. Do tuổi đời còn trẻ, thời gian sinh sản dài dẫn đến sinh nhiều con, ảnh hưởng đến chất lượng dân số và là nguyên nhân gây ra đói nghèo. Trẻ được sinh ra có nguy cơ chậm phát triển, suy dinh dưỡng nên hay ốm đau, thậm chí bệnh tật khiến chi phí cho khám, chữa bệnh nhiều hơn.

Làm mẹ quá sớm dễ sinh con chậm phát triển, suy dinh dưỡng - Ảnh 3.

Tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong của trẻ sơ sinh ở người mẹ nhỏ tuổi cao hơn nhiều so với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành.

BS Dương Kim Ngân, Trưởng khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản- Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cho biết: Trẻ vị thành niên (VTN) hay còn gọi là tuổi dậy thì, ở tuổi này trẻ có những biến đổi sâu sắc về tâm lý. Các em thường muốn khám phá , tò mò về giới tính và của người khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai và sinh con ở tuổi VTN. Đáng quan tâm là tình trạng tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục còn chưa được phổ biến rộng rãi; giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính; tình trạng xâm hại tình dục trẻ em vẫn đâu đó vẫn còn diễn ra...

Những bạn gái mang thai và sinh con ở tuổi VTN đem theo gánh nặng rất lớn về chi phí kinh tế và xã hội thông qua các tác động trước mắt và lâu dài đến cha mẹ và con cái của họ. Thiếu sự chăm sóc trước sinh, trẻ VTN khi mang thai thường thiếu sự giúp đỡ từ gia đình, không được chăm sóc trước sinh đầy đủ, trẻ có nguy cơ bất thường cao, nguy cơ sanh non, nguy cơ trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng...  Đặc biệt là người mẹ dễ bị trầm cảm khi mang thai và sau sinh. Đây là nguyên nhân dẫn đến những hành động đáng tiếc xảy ra như tự tử, bỏ con sau sinh...

Khi mang thai ở tuổi vị thành niên dễ dẫn đến các biến chứng do thai nghén như: Dễ bị sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai nghén, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ. Tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong của trẻ sơ sinh ở người mẹ nhỏ tuổi cao hơn nhiều so với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành. Dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có cả HIV/AIDS. Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm và thiếu điều kiện tốt trong cuộc sống.

Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần tăng cường truyền thông, cung cấp thông tin về kiến thức, kỹ năng chăm sóc SKSS cho người ở tuổi vị thành niên; nêu cao vai trò của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, những người có uy tín trong cộng đồng và những người có ảnh hưởng trong xã hội. Đồng thời, đưa các quy định phòng, chống tảo hôn vào hương ước, quy ước của cộng đồng; kịp thời nắm các trường hợp có biểu hiện tảo hôn để ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.

Cần có chính sách hỗ trợ truyền thông về chăm sóc SKSS, tình dục cho người ở tuổi vị thành niên; tăng cường hoạt động của câu lạc bộ giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các huyện, xã có tỷ lệ trẻ do phụ nữ dưới 20 tuổi sinh ra cao; có chính sách khuyến khích, động viên những cộng đồng làm tốt công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Khuyến khích các sáng kiến trong xây dựng và thực hiện các mô hình cung cấp dịch vụ thân thiện cho người ở tuổi vị thành niên, bảo đảm có thể tiếp cận các mô hình tại nhà trường, cộng đồng.

Gia đình và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm trong việc giáo dục về sức khỏe sinh sản cho trẻ ở tuổi vị thành niên; tạo động lực và hứng thú để các em phấn đấu trong học tập, góp phần giảm thiểu tình trạng lấy vợ, lấy chồng, sinh con sớm ở tuổi vị thành niên…

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm nào có thể hỗ trợ ngăn ngừa ung thư vú?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm