Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về chứng chậm phát triển

Mỗi trẻ sẽ đạt đến các mốc phát triển của mình theo một cách khác nhau, một số sẽ nhanh hơn các bạn. Hai chị em cùng một nhà cũng có thể sẽ đạt được các mốc phát triển với tốc độ khác nhau.

Thông thường, việc hơi chậm một chút so với các bạn sẽ không gây ảnh hưởng gì, tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị chậm hơn so với các bạn hoặc chậm nhiều kỹ năng thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phát triển sau này. Chậm phát triển ngôn ngữ, suy nghĩ, các kỹ năng vận động hoặc kĩ năng xã hội được gọi là chậm phát triển. Chậm phát triển có thể do nhiều yếu tố, bao gồm tính di truyền, các biến chứng trong thai kì, sinh non. Nhưng đại đa số ít tìm được nguyên nhân.

Chậm phát triển kĩ năng vận động thô và vận động tinh

Kỹ năng vận động tinh bao gồm các vận động nhỏ như cầm đồ chơi hoặc sử dụng bút màu. Kỹ năng vận động thô là các loại vận động lớn hơn, như nhảy dây, leo cầu hang hoặc ném bóng.

Trẻ em sẽ phát triển với các tốc độ khác nhau, tuy nhiên, đa số các trẻ sẽ có thể tự nhấc đầu lên được khi đủ 3 tháng, sẽ có thể ngồi được khi khoảng 6 tháng và có thể đi vững trước khi lên 2 tuổi. Khi trẻ 5 tuổi, trẻ có thể đứng bằng một chân trong 10 giây hoặc lâu hơn, trẻ cũng có thể sử dụng được thìa và dĩa. Nếu trẻ có các dấu hiệu dưới đây, có thể trẻ đã bị chậm phát triển kĩ năng vận động thô hoặc vận động tinh:

  • Thân hoặc chân tay mềm, nhẽo
  • Cánh tay và cẳng chân cứng
  • Hạn chế vận động cánh tay và cẳng chân
  • Không thể tự ngồi khi đủ 9 tháng
  • Các phản xạ không điều kiện nhiều ơn các phản xạ có điều kiện
  • Không thể tự đứng dậy được khi được 1 tuổi.

Trẻ chậm phát triển hơn không có nghĩa là bạn phải lo lắng nhưng có nghĩa là trẻ nên được đánh giá.

Chậm phát triển ngôn ngữ

Theo các nghiên cứu, thời gian để các kỹ năng ngôn ngữ phát triển nhất là trong 3 năm đầu đời vì đây là giai đoạn não bộ phát triển và trưởng thành.

Quá trình học hỏi về ngôn ngữ sẽ bắt đầu khi trẻ sơ sinh có phản xạ khóc khi đói. Khi trẻ 6 tháng, đa số các trẻ có thể nhận ra âm thanh của ngôn ngữ quen thuộc.  Khi trẻ từ 12-15 tháng, trẻ có thể nói từ 1-2 từ đơn giản, mặc dù có thể phát âm chưa được rõ.

Đa số trẻ sẽ có thể nói được nhiều từ khi trẻ đủ 18 tháng. Khi được 3 tuổi, trẻ có thể sẽ nói được một câu ngắn. Chậm phát triển ngôn ngữ có 2 loại. Loại thứ nhất là khi trẻ không nói được số từ đúng như số tuổi phát triển của trẻ. Loại thứ 2 xảy ra khi trẻ gặp khó khăn khi hiểu lời người khác nói hoặc không thể biểu hiện được suy nghĩ của trẻ bằng việc nói, ra tín hiệu hay viết. Rất khó để phân biệt 2 loại này. Có những trẻ có thể hiểu được nhiều thứ và có thể biểu hiện được nhu cầu của mình bằng việc chỉ hoặc ra tín hiệu nhưng lại không nói được nhiều từ ngữ theo độ tuổi phát triển của trẻ.

Nghe kém cũng có thể gây chậm phát triển ngôn ngữ.  Vì vậy, bác sỹ cũng có thể sẽ kiểm tra khả năng nghe của trẻ. Can thiệp sớm có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ

 

Hội chứng tự kỉ

Hội chứng tự kỉ là từ dùng để chỉ rất nhiều tình trạng phát triển về thần kinh. Người bị tự kỉ sẽ suy nghĩ, di chuyển, giao tiếp và có các giác quan khác so với những người bình thường. Tự kỉ thường được chẩn đoán sớm từ nhỏ và được đặc trưng bởi tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ và các kĩ năng xã hội. Triệu chứng tự kỉ đôi khi sẽ rất rõ ràng khi trẻ còn nhỏ nhưng đôi khi cũng có thể chỉ được nhận ra khi trẻ 2-3 tuổi.

Triệu chứng của hội chứng tự kỉ rất đa dạng, nhưng thường bao gồm việc chậm phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp, tương tác với người khác. Mỗi người tự kỉ là một cá thể đặc biệt, do vậy, các triệu chứng và biểu hiện triệu chứng cũng sẽ khác nhau rất nhiều. Một số triệu chứng bao gồm:

  • Không phản ứng lại khi được gọi tên
  • Không thích việc được âu yếm hoặc không thích chơi với các bạn khác
  • Thiếu biểu hiện cảm xúc trên gương mặt
  • Không thể nói hoặc gặp khó khăn trong việc nói, triển khai một cuộc hội thoại hoặc ghi nhớ từ ngữ, câu nói
  • Có các chuyển động lặp đi lặp lại
  • Phát triển một thời gian biểu đặc biệt
  • Gặp các vấn đề về phối hợp

Bệnh tự kỉ không thể chữa được nhưng trị liệu và các cách tiếp cận khác có thể giúp trẻ có thêm phương tiện để giao tiếp, giải toả căng thẳng và trong một vài trường hợp, có thể làm được các công việc hàng ngày.

Nguyên nhân và cơ hội cho trẻ bị chậm phát triển

Theo CDC, có khoảng 17% số trẻ từ 3-17 tuổi có bất thường về một hoặc nhiều kỹ năng phát triển. Đa số các khuyết tật về phát triển sẽ xảy ra trước khi trẻ sinh ra nhưng một số khuyết tận có thể xảy ra sau khi sinh do nhiễm trùng, chấn thương hoặc do các yếu tố khác.

Nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển rất khó để chỉ ra một cách rõ ràng và rất nhiều yếu tố có thể sẽ góp phần gây ra tình trạng này. Một số tình trạng có nguyên nhân gốc rễ là do bất thường về mặt di truyền, ví dụ như hội chứng Down.

Nhiễm trùng hoặc các biến chứng trong quá trình mang thai và sinh con hoặc sinh non cũng có thể gây ra các vấn đề về chậm phát triển.

Chậm phát triển có thể là dấu hiệu của các tình trạng tiềm ẩn khác, bao gồm:

  • Hội chứng tự kỉ
  • Bại não
  • Hội chứng rối loạn rượu ở thai nhi
  • Hội chứng Landau Kleffner
  • Các bệnh về cơ bắp, bao gồm cả chứng loạn dưỡng cơ.

Các rối loạn di truyền, ví dụ như hội chứng Down và hội chứng xương thuỷ tinh.

Bạn cũng nên nhớ rằng, mỗi trẻ sẽ có một tốc độ phát triển riêng, vì thế không phải cứ chậm hơn là bất thường. Tuy nhiên,  nếu bạn cảm thấy lo lắng, thì bạn nên đưa trẻ đi khám để được lượng giá kịp thời.

Điều trị tình trạng chậm phát triển sẽ rất khác nhau, tuỳ thuộc vào từng loại chậm phát triển. Một số sẽ cần vật lí trị liệu để giúp phát triển kĩ năng vận động tinh và một số sẽ cần được trị liệu giáo dục và hành vi. Trong một số trường hợp, có thể sẽ phải dùng thuốc. Trẻ sẽ cần được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá và áp dụng biện pháp điều trị riêng cho từng trẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chậm phát triển thể chất ở trẻ em do đâu

Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm