Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều ít biết về sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh

Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Hãy cùng tìm hiểu về các cột mốc phát triển thị giác của trẻ sơ sinh giúp bạn có thêm hiểu biết cũng như lưu ý về chăm sóc mắt cho trẻ.

Khi nào trẻ có thể nhìn thấy?

Trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác đầy đủ vào cuối tháng thứ 9 và hoàn thiện khi bé  1 tuổi. Bé sẽ thích nhìn những màu sắc có độ tương phản cao và hình thể rõ ràng.

Đôi mắt của bé đã có thể nhìn thấy khi mới vừa chào đời, nhưng lúc này não vẫn chưa sẵn sàng để xử lý và giải thích những thông tin phức tạp. Do đó, khả năng xử lý màu sắc của bé vẫn còn rất hạn chế. Trong những tháng tiếp theo, bé sẽ dần phát triển thị giác về màu sắc.

Những điều nên biết về thị giác của trẻ sơ sinh

Thị giác trẻ em sơ sinh-01

Đôi mắt “sơ khai”

Tiền thân của đôi mắt là hai đường rãnh nhỏ xuất hiện trên phôi thai ở ngày thứ 22 của thai kỳ. Từ đây, hình thành dây thần kinh thị giác và sau đó là đôi mắt.

Kiểm tra các dị tật mắt bẩm sinh

Ngay khi bé chào đời, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có mắc các dị tật mắt bẩm sinh hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ còn nhỏ nước muối sinh lý cho bé để ngăn nhiễm trùng.

Bé sẽ nhìn thấy gì?

Ngay khi sinh ra, bé chỉ nhìn được sự vật xung quanh trong hai màu: đen, trắng và sắc độ xám trung gian. Điều này là do các tế bào thần kinh não và các tế bào mắt chưa phát triển hoàn toàn.

Tầm nhìn bị hạn chế

Bé sẽ không thể di chuyển mắt của mình để quan sát cùng lúc hai đối tượng và chỉ có thể nhìn thấy vật thể trong phạm vi 20 – 30cm trước mặt.

Tật khúc xạ

Trẻ sơ sinh sẽ mắc phải một số tật khúc xạ tự nhiên. Người lớn mắc tật khúc xạ thì sẽ phải đeo kính. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, bạn không cần phải lo lắng vì đây là do võng mạc của bé đang phát triển. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy bé thường phản ứng với những ánh sáng rực rỡ bằng cách nhấp nháy mắt.

Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào

Thị giác trẻ em sơ sinh-02

Ngay giây đầu tiên lọt lòng mẹ, thị giác của bé đã được kích hoạt và bắt đầu phát triển. Tại thời điểm chào đời, thị lực của bé là 1/20, nhưng sẽ phát triển nhanh chóng để đạt đến mức trưởng thành là 20/20 khi bé ở vào khoảng 3-5 tuổi. Sự tăng trưởng cực nhanh là lý do vì sao tháng đầu đời rất quan trọng trong sự phát triển thị giác của trẻ.

Trong tuần đầu tiên

Bé chỉ có thể nhìn thấy sự vật trong phạm vi 20-30cm trước mặt, bằng khoảng cách từ mặt bé đến bạn khi bạn cho con bú. Các bé ở độ tuổi này thường chỉ nhìn tập trung vào sự vật được trong vài giây mà thôi. Để tạo điều kiện phát triển thị lực đồng đều ở cả hai mắt của bé, bạn hãy thường xuyên đổi bên vú và chiều bế bé khi cho bú. Bằng cách này, cả hai mắt của bé sẽ được kích thích thị giác như nhau. Bạn cũng đừng ngại áp sát vào bé khi nói chuyện hay diễn các nét mặt cho con xem.

Ngay khi sinh ra, bé chỉ nhìn được sự vật xung quanh trong hai sắc: đen và trắng, cùng sắc độ xám trung gian. Trong những tháng tiếp theo, con bạn sẽ dần phát triển thị giác màu sắc, vì thế, bé thích nhìn những màu sắc có độ tương phản và hình thể rõ ràng. Bé yêu của bạn sẽ phát triển thị giác màu sắc trong khoảng 4 tháng.

Bố mẹ thường thích trang trí phòng của thiên thần nhỏ với những gam màu dịu nhẹ dễ thương nhưng trong thực tế, những màu này không gây kích thích tự nhiên với thị giác của trẻ sơ sinh. Màu trắng và đen, cùng với những màu cơ bản như đỏ, cam, vàng và xanh dương sẽ kích thích thị giác của bé tốt hơn. Mẹo chọn màu sơn cho phòng bé rất đơn giản, hãy bắt chước màu đồ chơi trẻ con (chẳng hạn những khối xếp hình Lego), các nhà sản xuất đồ chơi đã có nghiên cứu kỹ lưỡng về điều này.

Ở tuần tuổi thứ hai

Bé bắt đầu có thể nhận diện được khuôn mặt của những người chăm sóc mình. Bé sẽ tập trung được vào khuôn mặt của bạn trong vài giây khi bạn cười và chơi với bé. Hãy nhớ là tầm nhìn của con bạn lúc này vẫn trong khoảng 20-30cm, vậy nên, hãy tích cực chơi với con với khoảng cách gần như vậy nhé!

Ở tuần thứ ba

Thị giác trẻ em sơ sinh-05-03

Bé đã có thể nhận diện được khuôn mặt của bạn, nhưng vẫn chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng 20-30cm trước mặt. Dù vậy, sự tập trung đã có thể dài hơn. Cho đến trước thời điểm này, bé chỉ có thể giữ ánh nhìn vào khuôn mặt trong vài giây, nhưng giờ thì bé đã có thể nhìn bạn chăm chú đến 10 giây. Dù bạn thấy dường như không có gì khác biệt, nhưng mắt bé đang biến chuyển với một tốc độ nhanh chóng. Hãy tiếp tục kích thích thị giác của con bằng cách làm mặt hề và chơi đùa với bé ở khoảng cách gần, ngoài ra, hãy đặt những món đồ chơi có hình khối rõ ràng trước mặt con.

Ở tuần thứ tư

Bé đã bắt đầu có thể nhìn theo khi vật thể di chuyển qua lại sang hai bên ở trước mặt bé. Nhưng bé làm điều này bằng cách xoay cả đầu. Bé sẽ chưa thể điều khiển để chỉ di chuyển mắt theo vật thể cho đến khi được 2-4 tháng tuổi.

1 tháng tuổi

Di chuyển mắt và đầu theo hướng có nguồn sáng.

Ghi nhận vật thể nằm trong trục ngang trước mặt (đặc biệt là các khuôn mặt).

Tiếp xúc bằng mắt và nhìn chăm chú vào những người chăm sóc bé.Ở tuần thứ ba, bé đã có thể nhận diện được khuôn mặt của bạn, nhưng vẫn chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng 20-30cm trước mặt. Dù vậy, sự tập trung đã có thể dài hơn. Cho đến trước thời điểm này, bé chỉ có thể giữ ánh nhìn vào khuôn mặt trong vài giây, nhưng giờ thì bé đã có thể nhìn bạn chăm chú đến 10 giây.

Dù bạn thấy dường như không có gì khác biệt, nhưng mắt bé đang biến chuyển với một tốc độ nhanh chóng. Hãy tiếp tục kích thích thị giác của con bằng cách làm mặt hề và chơi đùa với bé ở khoảng cách gần, ngoài ra, hãy đặt những món đồ chơi có hình khối rõ ràng trước mặt con.

2-3 tháng tuổi

Ghi nhận vật thể theo cả trục dọc và trục xoay (quanh bé).

Bắt đầu có thể di chuyển mắt độc lập với đầu.

Tăng nhạy với ánh sáng.

Dùng mắt nghiên cứu bàn tay và bàn chân mình.

Dễ bị mất tập trung bởi những hình ảnh thú vị khác.

Giữ tiếp xúc bằng mắt cường độ cao trong thời gian dài hơn.

3-6 tháng tuổi

Xem và nghiên cứu bàn tay, bàn chân mình như thể đồ chơi;

Quan sát đồ chơi rơi và lăn đi;

Hướng mắt theo vật thể theo trục ngang (nhìn từ trái sang phải và ngược lại);

Mở rộng phạm vi thị giác và mức độ tập trung;

Tập trung quan sát được hầu khắp căn phòng;

Thích nhìn hình phản chiếu;

Di chuyển mắt độc lập với đầu.

Những bất ngờ về thị giác của trẻ sơ sinh

Thị giác trẻ em sơ sinh-04

Bé sơ sinh nhận ra mẹ từ rất sớm

Khi mới chào đời, thị lực của trẻ kém hơn người lớn 60 lần do cơ cấu của mắt chưa được hoàn chỉnh, mật độ các tế bào ở võng mạc còn thấp. Chỉ sau 48 tiếng đồng hồ, bé đã nhận ra mẹ.

Từ 0 đến 3 tháng tuổi thị giác của bé đã phát triển gần như hoàn thiện, tuy nhiên vẫn chưa thực sự tốt lắm. Ở độ tuổi này, bé thường thích nhìn những sự vật có nhiều màu sắc, khi thấy được rõ ràng bé sẽ bắt đầu yên lặng và nhìn.

Thị lực phát triển cùng trí tuệ của bé

Những trò chơi giúp phát triển thị lực là rất tốt cho bé, vì thị lực chính là thước đo cho sự phát triển trí não trong năm đầu đời. Bố mẹ hãy giúp bé học nhìn bằng những đồ vật thật sự rõ ràng và thu hút bởi vì việc nhìn thấy rõ ràng rất có hiệu quả đối với trẻ còn rất nhỏ. Khi không nhìn thấy rõ, trẻ sẽ không quan tâm và không chú ý nên bố mẹ tưởng bé chỉ nhìn vu vơ và lơ đễnh.

Sự tập trung thị giác bắt đầu xuất hiện từ tuần tuổi thứ 3 đến thứ 5, vì thế, việc kích thích thị giác là một trong những bước đầu tiên quan trọng hình thành nên sự tập trung trong quy trình học hỏi của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những gì trẻ nhìn được trong giai đoạn đầu đời sẽ giúp phát triển và hoàn thiện vùng vỏ não thị giác, từ đó tác động tích cực đến khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ.

Cảm nhận được màu sắc và hình khối

Qua quan sát, có thể dễ dàng nhận ra rằng bé sơ sinh thường thích và bị thu hút bởi các đồ vật có hình tròn, có màu sắc tương phản. Dễ thấy nhất là khuôn mặt, ánh mắt và màu tóc của mẹ, mỗi khi mẹ ôm bé vào lòng cho bú, hay khi nói chuyện, nhìn nét mặt, ánh mắt của con cũng là một phương pháp tốt giúp kích thích hình thành sự tập trung cho bé. Cha mẹ nên treo trong phòng vài bức tranh hoặc ảnh kích thước lớn, bố cục đơn giản, màu sắc tươi tắn rõ ràng để giúp bé tự học cách quan sát và cảm nhận.

Bé sơ sinh cần thời gian để quan sát và tập trung

Từ tháng tuổi thứ 4, khả năng thị giác của bé đã phát triển đầy đủ, nên cho bé xem màu sắc phong phú hơn, hình khối đa dạng hơn ở vị trí xa, gần khác nhau trong khoảng cách 32cm với các trạng thái đứng im hoặc chuyển động nhanh, chậm. Những đồ chơi hay tấm thẻ màu có màu tương phản mạnh như đỏ đen trắng sẽ giúp thúc đẩy phát triển thị giác của bé.

Tuy nhiên, khi bắt đầu “trình bày” những đồ chơi này trước mặt bé, có thể bé sẽ không nhìn và chẳng thèm đoái hoài gì, nhưng cứ kiên nhẫn làm như thế thật đều đặn mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi bé bắt đầu từ từ nhìn theo và quan sát đồ vật trước mắt, đó là khi trí não của bé bắt đầu tập trung vào những gì mà bé đã nhìn thấy được rõ ràng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nghe, nhìn và các giác quan ở trẻ sơ sinh

Theo Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm