Suy dinh dưỡng bào thai có thể xảy ra do chế độ ăn uống của người mẹ không đầy đủ, người mẹ không có khả năng huy động và vận chuyển đủ chất dinh dưỡng, hoặc mạch máu, nhau thai và dây rốn cung cấp cho thai nhi bị suy yếu. Suy dinh dưỡng cũng có thể xảy ra nếu thai nhi có nhu cầu cao, chẳng hạn do tăng trưởng nhanh hơn.
Những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (≤2500g) có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Có 3 mức độ suy dinh dưỡng bào thai là nhẹ, trung bình và nặng:
Việc đi khám định kỳ trong khi mang thai sẽ giúp mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu của suy dinh dưỡng bào thai, từ đó đưa ra điều chỉnh thích hợp.
Đọc thêm bài viết: Phụ nữ mang thai nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Suy dinh dưỡng bào thai có 2 nguyên nhân chính là dinh dưỡng mẹ kém và suy nhau thai. Oxy và chất dinh dưỡng hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi dựa vào toàn bộ dây chuyền cung cấp chất dinh dưỡng, bắt đầu từ mức tiêu thụ của người mẹ và kích thước cơ thể nhưng cũng mở rộng đến sự tưới máu tử cung, chức năng nhau thai và quá trình trao đổi chất của thai nhi. Sự gián đoạn của đường dây cung cấp tại bất kỳ thời điểm nào có thể dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai.
Khi bị suy dinh dưỡng bào thai, em bé có khả năng mắc suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi và gầy còm sau này, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan như não, thận, gan… Tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn cuối của thai kỳ dẫn đến sự mất cân đối về kích thước các cơ quan, bởi vì các cơ quan và mô đang phát triển nhanh chóng vào thời điểm đó sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ví dụ, tình trạng suy nhau thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ có thể dẫn đến giảm sự phát triển của thận, vốn đang phát triển nhanh chóng vào thời điểm đó. Giảm sự sao chép của các tế bào thận có thể làm giảm vĩnh viễn số lượng tế bào.
Đọc thêm bài viết: Thiếu cân hay suy dinh dưỡng có ảnh hưởng đến khả năng mang thai?
Thai nhi sẽ thích nghi với việc cung cấp không đủ chất nền (chẳng hạn như glucose, axit amin, axit béo và oxy) thông qua những thay đổi về trao đổi chất, phân phối lại lưu lượng máu và thay đổi trong quá trình sản xuất hormone của thai nhi và nhau thai kiểm soát sự tăng trưởng. Những thay đổi về chuyển hóa này dẫn đến làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch (huyết áp cao hơn, kháng insulin, béo phì trung tâm…).
Tóm lại, để phát hiện sớm suy dinh dưỡng bào thai, mẹ nên thăm khám định kỳ với bác sĩ sản khoa, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Việc nhận biết và can thiệp sớm sẽ giúp giảm thiểu nhiều biến chứng.
Suy dinh dưỡng bào thai sẽ gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe cho em bé. Vì vậy, để em bé có thể phát triển đúng chuẩn suốt 9 tháng trong bụng mẹ, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học, lành mạnh. Đăng ký các gói khám dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 dưỡng chất quan trọng mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ
Trà là một loại thức uống không chỉ thơm ngon, tao nhã mà còn tốt cho cho sức khoẻ con người. Hãy cùng Sức khoẻ+ tìm hiểu xem đâu là loại trà tốt cho sức khoẻ, có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.
Nước ép lựu, cà rốt, bưởi đào và củ dền có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc cải thiện quá trình lão hóa, giúp bạn giữ được sự trẻ trung.
Nhiều người dành rất nhiều tiền cho mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da với hy vọng có được một làn da đẹp.
Dưới đây là một số điều cơ bản về cách đảm bảo con bạn được an toàn khi ở nhà.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi thói quen tắm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch của hơn 30.000 người Nhật trưởng thành trong 20 năm. Theo nghiên cứu, tắm nước nóng hàng ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 28% và nguy cơ đột quỵ thấp hơn 26%.
Học theo những phương pháp làm đẹp trên các trang mạng xã hội có thể sẽ không mang lại hiệu quả như bạn mong muốn.
Sữa chua là thực phẩm rất có lợi, giúp tăng cường dinh dưỡng, bổ sung canxi tốt cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, cần lưu ý cho trẻ ăn sữa chua như thế nào là phù hợp?
Nhiều người sợ béo mà kiêng không uống sữa chua, phô mai và cho rằng, những thực phẩm này chỉ dành cho trẻ em, người già, người ốm. Vậy, sử dụng sữa, sữa chua, phô mai đối với từng nhóm người cụ thể này?