Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang không có đủ kẽm trong chế độ ăn của mình.
Phát triển chậm, còi cọc
Không đạt được các mốc tăng trưởng theo tiêu chuẩn, bao gồm cả việc rối loạn chức năng hệ miễn dịch có thể là một dấu hiệu của tình trạng thiếu kẽm. Các nghiên cứu theo dõi sự phát triển của các vận động viên đang lớn, đặc biệt là vận động viên thể dục dụng cụ, thấy rằng, kẽm đóng một vai trò rất quan trọng. Việc ra nhiều mồ hôi, đi kèm với việc hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm trong chế độ ăn của các vận động viên có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu kẽm. Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm các loại hải sản, ví dụ như hàu, tôm hùm và cua, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, các loại hạt như hạt điều, hạt hạnh nhân, các loại đậu như đậu gà, đậu tây.
Dễ bị kích động
Trầm cảm, thiếu năng lượng cũng như các bệnh thiếu hụt như chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và chứng giảm chú ý (ADD) đều có liên quan tới tình trạng thiếu kẽm. Trung bình, nam giới và nữ giới trưởng thành không nên tiêu thụ nhiều hơn 40mg kẽm/ngày, nhưng liều tiêu thụ này sẽ khác biệt dựa vào tuổi, tình trạng cơ thể (ví dụ có mang thai, đang cho con bú). Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng sẽ giúp bạn tránh được tình trạng thiếu kẽm. Chế độ ăn cân bằng là chế độ bao gồm nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc và các chất béo có lợi, chính là chiếc chìa khóa vàng để bạn nuôi dưỡng cơ thể và duy trì sức khỏe tốt.
Vết thương lâu lành
Kẽm, còn được coi là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, đóng rất nhiều vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của cơ thể. Vết thương mau lành là một trong số các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu kẽm. Đây là một dấu hiệu rất tinh tế, đòi hỏi bạn phải thường xuyên quan sát, theo dõi cơ thể mình mới nhận ra.
Da thô và khô ráp
Gặp phải các vấn đề về da cũng có thể là một dấu hiệu thiếu kẽm, đặc biệt là nếu da bạn nổi mẩn đỏ. Nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu kẽm, bạn nên trao đổi với bác sỹ ngay. Xét về da, nếu bạn bị thiếu kẽm, bạn có thể sẽ bị eczema, viêm da, đặc biệt là ở vùng quanh miệng hoặc hậu môn. Ngoài ra, danh sách dấu hiệu thiếu kẽm còn rất dài, ví dụ như đau bụng, rụng tóc, mất cảm giác ngon miệng, trầm cảm…
Tiêu chảy
Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng thiếu kẽm có lẽ là tiêu chảy. Mặc dù triệu chứng có thể khác nhau ở từng người, nhưng điển hình của tình trạng thiếu kẽm chính là tiêu chảy. Bạn sẽ bị tiêu chảy thường xuyên, liên tục và đi kèm với triệu chứng buồn nôn một cách bất thường.
Buồn nôn
Mặc dù buồn nôn có thể là một triệu chứng của tình trạng thiếu kẽm, nhưng buồn nôn cũng là một dấu hiệu của việc tiêu thụ quá nhiều kẽm. Quá liều thường xảy ra với những người uống thực phẩm chức năng bổ sung kẽm. Nếu bạn ăn rất nhiều hàu hàng ngày thì quá liều kẽm cũng có thể sẽ xảy ra. Tuy nhiên, việc quá liều kẽm do thực phẩm rất hiếm khi và rất khó xảy ra (bạn phải ăn hàng tấn hàu thì mới có thể bị quá liều kẽm). Tình trạng ngộ độc kẽm do thực phẩm thường rất hiếm gặp, nhưng ngoài buồn nôn, thì thiếu hay thừa kèm đều có thể gây ra một số triệu chứng khác nguy hiểm hơn, ví dụ như tổn thương niêm mạc dạ dày và thiếu máu.
Mất cảm giác ngon miệng
Mất cảm giác ngon miệng có thể đi kèm với tình trạng thay đổi khứu giác và vị giác, nếu bạn bị thiếu kẽm. Bạn có thể xuất hiện những triệu chứng tương tự như chứng chán ăn. Ngoài ra, bạn còn có thể xuất hiện những triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tâm thần, bao gồm việc học tập và nhận thức sự hài lòng, lo lắng và khó tập trung.
Bổ sung kẽm
Một số loại thực phẩm rất ngon mà lại giàu kẽm. Thực phẩm giàu kèm bao gồm hàu, thịt bò, thịt cừu, hạt bí, các loại hạt, đậu gà và các sản phẩm làm từ cacao. Kẽm cũng được bổ sung vào một số loại ngũ cốc ăn sáng.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, tất cả các chất dinh dưỡng, tốt nhất nên được tiêu thụ thông qua chế độ ăn. Do vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng. Nhưng, những người ăn chay hoặc bị dị ứng thực phẩm hoặc mắc các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng có thể sẽ cần phải bổ sung thực phẩm chức năng để dự phòng tình trạng thiếu kẽm. Nếu bạn đang cân nhắc đến việc dùng thực phẩm chức năng, tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sỹ trước để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.