Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ảnh hưởng của tình trạng thiếu kẽm đối với sức khỏe

Thiếu kẽm gây ra một loạt các dấu hiệu như chậm phát triển ở trẻ em, vấn đề sinh sản ở nam giới và nữ giới, lượng đường trong máu thấp, phát triển xương kém, rối loạn về não bộ, Cholesterol máu cao, tuần hoàn kém, rối loạn ăn uống, da kém, vấn đề về móng tay và tóc, giảm vị giác và khứu giác.

Ảnh hưởng của tình trạng thiếu kẽm đối với sức khỏe

Kẽm là một thành phần thiết yếu của hơn 300 enzym giúp chóng lành vết thương, duy trì khả năng sinh sản ở người lớn, bảo vệ chống lại các gốc tự do, thúc đẩy sự phát triển ở trẻ em, tăng khả năng miễn dịch, tổng hợp protein, giữ gìn thị lực tốt và giúp cho sự tái tạo tế bào.

Thiếu kẽm rất phổ biến, đặc biệt là ở các nước kém phát triển và có thể gây ra vấn đề lớn về sức khỏe. May mắn thay, thiếu kẽm có thể được cải thiện bằng một chế độ ăn uống đúng, đầy đủ các loại thực phẩm giàu kẽm.

Ảnh hưởng của kẽm với cơ thể

Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh; còi cọc, chậm phát triển, cân nặng thấp so với tuổi có thể xảy ra ở những trẻ em có chế độ ăn thiếu kẽm.

Kẽm rất cần thiết cho sức khỏe sinh sản. Tinh trùng cần kẽm để hoạt động, bất kì sự thiếu hụt kẽm nào cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thiếu kẽm gây trở ngại cho sự phân chia tế bào của tinh trùng. Trẻ trai ở tuổi dậy thì cần lượng kẽm cao hơn để phát triển cơ quan sinh dục khỏe mạnh và hoàn thiện chức năng sinh dục.
Khi cơ thể thiếu hụt kẽm, nó sẽ tự điều chỉnh bằng cách rút kẽm từ các khu vực chưa được ưu tiên, ví dụ như não, khi đó sẽ làm giảm sút quá trình ghi  có thể ảnh hưởng đến vấn đề học tập ở tuổi dậy thì.

Tuyến tiền liệt là nơi tập trung nồng độ kẽm cao nhất cơ thể. Sự thiếu hụt kẽm ở nam giới lớn tuổi có liên quan đến tình trạng viêm tiền liệt tuyến.

Kẽm cũng đóng vai trò trong con đường điều chỉnh lượng đường máu của cơ thể, đặc biệt ở những người có đường huyết thấp. Sự thiếu hụt kẽm có ảnh hưởng đến tuần hoàn, nó có liên quan đến hiện tượng chân tay bị lạnh và cao huyết áp. Lượng Cholesterol trong máu cũng có xu hướng tăng lên nếu cơ thể bị thiếu kẽm.

Đau hông và khớp gối cũng có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm bởi vì các xương có chứa một lượng lớn kẽm và thiếu kẽm sẽ khiến chúng trở nên dày và ngắn hơn gây đau và các triệu chứng khác. Ngoài ra thiếu kẽm cũng có ảnh hưởng đến khả năng lành vết thương.

Thiếu kẽm ở trẻ em có thể gây ra tất cả các rối loạn về não bộ từ nhẹ đến chậm phát triển nghiêm trọng, chứng khó đọc và các vấn đề khác về phát triển tâm thần. Điều này là do vùng não điều khiển cảm xúc cần một lượng kẽm lớn. Trầm cảm  cũng có thể do thiếu kẽm. Các bệnh tâm thần như động kinh, tâm thần phân liệt cũng có liên quan đến thiếu kẽm. Việc thiếu kẽm cũng có thể có ảnh hưởng đến hành vi cảm xúc và các hành vi gây nghiện như nghiện rượu và ám ảnh; các hành vi chống đối xã hội như phạm pháp và tội phạm.

Thiếu kẽm là một trong những yếu tố góp phần gây ra rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần và chứng ăn uống vô độ, được thấy ở những người bị chán ăn tâm thần bị mất vị giác. Một người bị thiếu kẽm có cảm nhận kém về vị giác và khứu giác. Bổ sung kẽm kích thích sự thèm ăn ở những người có rối loạn ăn uống.

Thiếu kẽm có thể gây các vấn đề về sinh sản ở nữ, nó có thể gây không rụng trứng, khởi đầu muộn của chu kì kinh nguyệt và vô kinh.

Thiếu kẽm có ảnh hưởng đến da, móng và sự phát triển của tóc. Da mất tính linh hoạt và độ đàn hồi và dễ xuất hiện các vết rạn da, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Mụn, nhọt, viêm da, bệnh vẩy nến và các đốm trắng trên móng tay đều đáp ứng tốt với việc bổ sung kẽm trong chế độ ăn.

Thiếu kẽm cũng liên quan đến viêm lợi, tăng nguy cơ bệnh mạch vành, tiểu đường, vết thương lâu lành, eczema, ù tai và tiêu chảy cấp ở trẻ em ở những nước kém phát triển.

Biểu hiện thiếu kẽm

Thiếu kẽm là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai có thu nhập thấp, mang thai ở tuổi thanh thiếu niên, những người bị xơ gan, người bị hội chứng Down, trẻ em bị rụng tóc từng vùng, người ăn chay, người nghiện rượu, những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, những người bị bệnh thận mạn tính và các vấn đề kém hấp thu.

Dấu hiệu điển hình của thiếu kẽm ở một người là mất cảm giác ngon miệng, cảm giác kém về vị giác và khứu giác, xu hướng trầm cảm, đốm trắng trên móng tay, da nhợt nhạt, nhiễm trùng thường xuyên, khả năng sinh sản thấp, vết rạn da, các vấn đề về tuyến tiền liệt, chậm phát triển, các vấn đề về tâm thần, chậm lành vết thương, hệ thống miễn dịch kém, tiêu chảy, hôn mê tâm thần, kém ăn, da thô ráp, sụt cân, đau và da nhờn.

Điều trị

Để điều trị thiếu kẽm, tốt nhất là tăng thức ăn có hàm lượng kẽm cao trong chế độ ăn. Đó là những thực phẩm như hàu, củ gừng, thịt cừu, hạt hồ đào, đậu Hà Lan tách khô, cá tuyết, đậu xanh, tôm, củ cải, các loại hạt, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, lúa mạch đen, yến mạch, đậu phộng và hạnh nhân, hạt bí ngô.

Các sản phẩm bổ sung kẽm cũng sẽ giúp điều trị thiếu kẽm; chúng có thể chứa kẽm sulfat hoặc kẽm gluconate từ liều 15-300 mg cho người lớn.

Hấp thu

Axit dạ dày, vitamin A, E, B6, magiê, canxi và phốt pho đều giúp cho sự hấp thu kẽm.

Rượu, căng thẳng, hàm lượng canxi cao, lượng đường cao, đồng, lượng protein thấp sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mối liên quan giữa kẽm và rối loạn cương dương

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm