Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mối liên quan giữa kẽm và rối loạn cương dương

Kẽm là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vậy kẽm có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tình dục?

Rối loạn cương dương là một trong những vấn đề tình dục thường gặp nhất ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm các vấn đề về thiếu dinh dưỡng cho đến các vấn đề trầm cảm trên lâm sàng. Điều quan trọng là bạn cần phải trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân trước khi lựa chọn giải pháp điều trị. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng rối loạn cương dương cũng là 1 triệu chứng của thiếu kẽm.

Mức kẽm thấp có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Kẽm là một khoáng chất quan trọng mà tế bào sử dụng để chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Khả năng miễn dịch, sản xuất ADN và phân chia tế bào đều liên quan đến nồng độ kẽm trong cơ thể. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất Testosteron ở nam giới. Do đó, lượng kẽm của bạn có thể ảnh hưởng tới rối loạn chức năng cương dương.

Mặc dù kẽm có tầm quan trọng như vậy nhưng nhiều người lớn không cung cấp đủ kẽm.

Thiếu kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng có nhiều trong một số loại rau, thịt và hải sản. vì vậy, khá dễ dàng để bổ sung kẽm vào chế độ ăn. Thiếu kẽm cực kì hiếm gặp ở Mỹ, bởi vì hầu hết người Mỹ đều ăn nhiều các thực phẩm có chứa kẽm. Tuy nhiên, khi mức kẽm hạ xuống thấp hơn mức khuyến nghị có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Chậm phát triển ở trẻ em
  • Miễn dịch kém
  • Sụt cân
  • Chán ăn

Thiếu kẽm có thể gây rụng tóc, tổn thương da và mắt, làm chậm lành vết thương… Lượng kẽm thấp còn được biết đến như là thủ phạm của tình trạng thiểu năng sinh dục và bất lực.

Những yếu tố nguy cơ của thiếu kẽm

Những người có các vấn đề dưới đây có nguy cơ cao bị thiếu kẽm:

  • Bệnh lí dạ dày – ruột
  • Rối loạn ăn uống
  • Ăn chay, chế độ ăn nghèo protein

Uống nhiều rượu có thể gây thiếu kẽm. Một vài loại thuốc có thể gây thiếu kẽm, ví dụ như thuốc ức chế men chuyển, lợi tiểu Thiazid, các thuốc làm giảm tiết acid dạ dày như Zantac và Prilosec.

Thiếu kẽm và rối loạn cương dương

Một nghiên cứu được thực hiện từ năm 1996 đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa lượng kẽm và nồng độ Testosteron. Những nam giới trẻ tuổi được thực hiện chế độ ăn rất ít kẽm để họ phát triển tình trạng thiếu kẽm. Sau đó đo lượng Testosteron sau 20 tuần thực hiện chế độ ăn nghèo kẽm, đã cho thấy sự tụt giảm đáng kể Testosteron (khoảng 75%).

Nghiên cứu cũng xem xét bổ sung kẽm ở người lớn tuổi. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng với sự gia tăng lượng kẽm, mức testosterone ở những người cao tuổi tăng gần gấp đôi. Đây là bằng chứng khá mạnh mẽ cho thấy kẽm có tác động đến quá trình sản xuất testosterone.

Trong năm 2009, một nghiên cứu đã được tiến hành trên động vật để kiểm tra lại các mối tương quan giữa kẽm và chức năng tình dục. Chuột được bổ sung kẽm 5 mg mỗi ngày, đã được chứng minh là có khả năng tình dục tốt hơn. Nghiên cứu đặc biệt này kết luận rằng ở nam giới, kẽm có tác dụng tích cực đối với sự kích thích và duy trì sự cương cứng.

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng khứu giác thực sự quan trọng để kích thích ham muốn tình dục, đặc biệt là ở nam giới trẻ tuổi. Điều đó có nghĩa là thiếu hụt kẽm có thể làm giảm cảm giác về mùi, cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục. Kẽm không chỉ tác động đến mức độ testosterone, mà nó còn có thể gây mất khả năng phát hiện các hóa chất tinh tế mang lại hưng phấn.

Điều trị rối loạn cương dương

Hầu hết những nam giới bị rối loạn cương dương không nhất thiết phải có mức Testosteron bất thường. Bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh lí về hệ thống thần kinh, chấn thương và căng thẳng có thể gây rối loạn cương dương. Nhưng tình trạng thiểu năng sinh dục hoặc thiếu Testosteron có thể gây rối loạn cương dương ở nhiều nam giới. Cả 2 vấn đề này đều liên quan đến thiếu kẽm.

Nồng độ Testosteron giảm tự nhiên ở nam giới có tuổi và một vài loại thuốc có thể ảnh hưởng đến mức Testosteron. Cường giáp hoặc suy giáp có thể ảnh hưởng đến lượng Testosteron và ham muốn tình dục. Tình trạng thiếu hụt kẽm cũng tác động đáng kể đến nồng độ Testosteron.

Bổ sung kẽm là một trong nhiều biện pháp điều trị giúp cải thiện tình trạng rối loạn cương dương. Nhiều nam giới sử dụng còn các sản phẩm bổ sung khác để làm giảm triệu chứng như Viagra và Cialis, nhân sâm, L-Arginine, Carnitine, và DHEA.

Điều trị kẽm hơi khác so với những phương pháp điều trị khác vì một lý do rất quan trọng. Phương pháp điều trị kẽm có thể cải thiện nồng độ tự nhiên Testosteron của cơ thể ở các bệnh nhân thiếu hụt kẽm. Các nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để cung cấp bằng chứng thuyết phục về hiệu quả của các sản phẩm bổ sung tự nhiên trong việc làm giảm các triệu chứng của rối loạn cương dương.

Bổ sung kẽm

Nhu cầu kẽm của nam giới trưởng thành là 11mg/ ngày. Ở phụ nữ là 8mg/ ngày.

Một chế độ ăn giàu protein thường sẽ cung cấp đủ kẽm. Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà là tất cả các nguồn chứa nhiều kẽm. Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu cũng chứa kẽm.

Có thể bổ sung kẽm bằng các vitamin tổng hợp, hoặc là kẽm gluconate, kẽm sulfat, hoặc kẽm acetate. Kẽm orotate là kẽm đã được chưng cất acid và được coi là hình thức dễ hấp thu nhất của kẽm cho cơ thể con người.

Khuyến cáo

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC, chế độ ăn quá nhiều kẽm so với lượng kẽm được khuyến cáo có thể gây tiêu chảy, nôn mửa và đau dạ dày. Lượng kẽm tối đa được khuyến cáo là 40mg/ ngày. Những triệu chứng của hiện tượng quá nhiều kẽm bao gồm đau đầu và buồn nôn. Nếu bạn nghi ngờ mình ăn quá nhiều kẽm, hãy đến gặp bác sỹ.

Cơ thể con người chỉ chứa 2 hoặc 3 gam kẽm tại bất kỳ thời điểm nào. Kẽm được phân bố khắp cơ thể trong các cơ quan, máu và xương. Có thể khó khăn để chẩn đoán thiếu kẽm. Trong khi một mức độ kẽm trong máu thấp không cho thấy sự thiếu hụt, một mức độ bình thường trong máu không nhất thiết là bạn không thiếu kẽm. Và khám tóc và các kiểm tra về vị giác cũng cung cấp các bằng chứng hỗ trợ trong chẩn đoán thiếu kẽm.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng mức độ cao của kẽm có thể làm giảm lượng đồng có sẵn trong cơ thể và ảnh hưởng đến nồng độ sắt. Nồng độ kẽm cao cũng ảnh hưởng đến các loại thuốc khác nhau. Mặc dù người ta ước tính rằng 40 mg kẽm mỗi ngày là ngưỡng an toàn để bổ sung kẽm cho nam giới, không có nghiên cứu dài hạn vào các hiệu ứng thực tế mà nó có thể mang lại.

Tiên lượng

Kẽm được phân bố ở khắp cơ thể, khó có thể đánh giá thông qua xét nghiệm máu. Nếu bạn có những vấn đề về rối loạn cương dương hoặc bạn nghi ngờ mình bị thiếu kẽm, hãy đến gặp bác sỹ. Các chuyên gia y tế sẽ kiểm tra lượng Testosteron của bạn và có thể xem xét bổ sung kẽm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật bất ngờ về testosterone
PGS.TS.Bs. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm