Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về bảo quản sữa mẹ

Hiện nay các bà mẹ hiện đại đã không còn quá xa lạ với việc thực hiện cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Việc vắt sữa, trữ sữa giúp mẹ chủ động hơn khi chăm sóc con, ngay cả khi mẹ phải đi làm cả ngày hoặc đi công tác.Bên cạnh đó, nhiều chị em vẫn còn lúng túng trong việc bảo quản và tích trữ sữa mẹ. Hãy tham khảo bài viết sau về cách bảo quản sữa mẹ đúng cách và đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho con.

Cách lưu trữ sữa mẹ an toàn

Trước khi vắt sữa mẹ

Vệ sinh sạch sẽ trước khi vắt sữa rất quan trọng, vì sữa có thể bị nhiễm khuẩn từ tay, từ ti của mẹ hoặc dụng cụ khi vắt rồi. Người mẹ cần lưu ý những điều sau trước khi vắt sữa.

  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước, hoặc dùng dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
  • Có thể vắt sữa mẹ bằng tay, bằng máy bơm tay hoặc máy hút điện;
  • Nếu sử dụng máy bơm, cần kiểm tra bộ dụng cụ bơm và ống dây dẫn để đảm bảo vệ sinh. Vứt bỏ và thay thế ngay nếu các ống bị mốc hoặc không được sạch sẽ.
  • Lau sạch các nút bấm, công tắc nguồn và bề mặt máy bơm bằng khăn thấm dung dịch tẩy rửa.

Lưu trữ sữa mẹ sau khi vắt

Sử dụng túi nhựa trữ sữa mẹ chuyên dụng hoặc bình đựng sạch có nắp đậy kín làm bằng thủy tinh hoặc nhựa để lưu trữ sữa mẹ vắt ra. Mẹ có thể mua các vật dụng này trong siêu thị hoặc nhà thuốc uy tín. Tránh các chai nhựa có ký hiệu tái chế số 7. Không lưu trữ sữa mẹ trong các chai dùng một lần hoặc túi nhựa thông thường, không dành riêng để chứa sữa mẹ.

Thời gian lưu trữ cho sữa mẹ

  • Ở nhiệt độ phòng: Trong tối đa 4 giờ.
  • Trong tủ lạnh: Tối đa 4 ngày.
  • Trong tủ đông: Tốt nhất là khoảng 6 tháng, nhưng cũng có thể lưu trữ trong thời hạn lên đến 12 tháng.

Sữa mẹ hâm nóng và cho bé bú còn dư có nên để dành hay tái sử dụng hay không?

Bảo quản sữa thừa khác với bảo quản sữa tươi vì vi khuẩn từ miệng trẻ thường xâm nhập vào sữa khi trẻ bắt đầu uống từ bình sữa hay cốc, thìa. Sữa tươi mới được vắt ra có chứa các tế bào sống có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, do vậy có thể để trong tủ lạnh vài ngày và bị nhiễm khuẩn ít hơn sữa mẹ ngày đầu tiên được vắt ra.

Nhiều bà mẹ có con khỏe mạnh đã để dành sữa còn lại hơn hai giờ (đôi khi kéo dài 24-48 giờ) mà không gặp vấn đề gì, nhưng sữa có an toàn hay không phụ thuộc vào một số yếu tố khác đi kèm. Sữa mẹ tươi – mới vắt ra có khả năng chống vi khuẩn cao nhất, tiếp theo là sữa để trong tủ lạnh, sau đó là sữa đã được đông lạnh trước đó. Sữa được đông lạnh trong thời gian ngắn hơn sẽ có nhiều đặc tính chống nhiễm khuẩn hơn sữa được đông lạnh trong thời gian dài hơn. Vi khuẩn phát triển chậm hơn trong bất kì loại sữa mẹ nào so với trong sữa công thức. Đây là một trong những ưu điểm vô cùng tuyệt vời của sữa mẹ.

Kĩ thuật vắt sữa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh (rửa tay, vệ sinh bộ phận máy hút sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất, rửa bình chứa trong nước xà phòng nóng, khử trùng,…) cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn trong sữa mẹ được vắt hút ra mà mang đi lưu trữ.

Nếu em bé bị ốm hoặc có vấn đề về miễn dịch, con sẽ ít có khả năng xử lý lượng vi khuẩn “bình thường”. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần tuân theo các nguyên tắc nghiêm ngặt hơn. Nếu bạn tiết kiệm sữa để sử dụng sau này, một số bà mẹ lại để sữa trong tủ lạnh và những người khác để ở nhiệt độ phòng – chưa có nghiên cứu nào được thực hiện, vì vậy không thể khẳng định cũng như không khuyến khích các bà mẹ tái sử dụng lại sữa mà em bé bú thừa. Các mẹ có thể cho con ăn lại sữa trong vòng hai giờ tới. Sau khi sữa mẹ được để đến nhiệt độ phòng hoặc làm ấm sau khi bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông, sữa mẹ nên được sử dụng trong vòng 2 giờ sau đó.

Hướng dẫn rã đông sữa đúng cách

Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, tránh làm rã đông đột ngột:

  • Trước khi sử dụng 1 ngày, mẹ nên cho sữa từ ngăn cấp đông xuống ngăn mát để rã đông nhưng vẫn giữ nhiệt độ tủ lạnh. Hoặc mẹ có thể rã đông sữa trong một chậu nước, nhưng phải là nước đá lạnh.
  • Khi sữa đã chảy mềm hoàn toàn sang dạng lỏng, lúc đó mẹ cần nhẹ nhàng lắc để lớp váng sữa nhiều chất béo và phần nước sữa trong được hòa đều với nhau. Sau đó mới thay nước ngâm sữa thành nước ấm nóng để hâm đến nhiệt độ thích hợp cho con ăn.

Lưu ý: Khi mẹ rã đông bằng cách chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát, mẹ sẽ thấy một lớp váng mỏng nổi trên mặt bình, đó chính là chất béo cần thiết trong sữa mẹ, trước khi con ăn chỉ cần lắc nhẹ lớp màng đó sẽ hoà tan đều trong sữa. Nhưng khi có hiện tượng kết tủa thành đám mây trắng đục thì là đã hỏng không sử dụng được, không đảm bảo chất lượng cũng như an toàn cho đường tiêu hoá của con.

Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh:

  • Mẹ lấy sữa trong tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm 40 độ cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp để con ăn. Tuy nhiên, không nên ngâm sữa trong nước quá nóng vì sẽ làm mất vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ.
  • Sữa mẹ sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh không thể cấp đông lại dùng tiếp. Do đó, mẹ chỉ nên lấy đúng lượng sữa vừa ăn mỗi cữ cho con

Cách chuẩn bị sữa mẹ như thế nào?

Thực tế, sữa mẹ không cần phải hâm nóng vì có thể cho bé bú ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh hơn. Nếu quyết định hâm nóng sữa mẹ, nên tham khảo một số lời khuyên sau:

  • Luôn giữ bình chứa kín trong khi hâm nóng
  • Làm ấm sữa mẹ bằng cách đặt bình sữa vào chậu nước ấm hoặc cho nước ấm chảy qua bình chứa trong vài phút
  • Không làm nóng sữa mẹ trực tiếp trên bếp hoặc trong lò vi sóng
  • Kiểm tra nhiệt độ của sữa mẹ trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay. Độ ấm thích hợp là tương đương với thân nhiệt cơ thể

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mẹo để dự trữ và bảo quản sữa mẹ

 

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp từ Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm