Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo để dự trữ và bảo quản sữa mẹ

Dự trữ sữa mẹ giúp chồng bạn, hay người khác dễ dàng hơn trọng việc chia sẻ trách nhiệm cho con ăn hàng ngày. Khi bạn muốn tụ tập với bạn bè vào một ngày đẹp trời nào đó hay trở lại làm việc mà vẫn muốn con được uống sữa mẹ đầy đủ, dự trữ sữa chính là giải pháp, làm cho vấn đề trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Mẹo để dự trữ và bảo quản sữa mẹ

Khi bạn muốn dự trữ sữa, tốt nhất là lấy sữa trực tiếp vào một bình khử trùng. Bạn có thể sử dụng dụng cụ hút sữa để hút sữa vào bình rồi san sang cái túi nhỏ hơn.

Sữa mẹ bảo quản ở 4 độ C thì trong vòng 24 giờ vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng  và các yếu tố miễn dịch bảo vệ  có trong sữa. Tuy nhiên, trên thực tế, sữa vẫn sử dụng được trong vòng 3 đến 5 ngày nếu được bảo quản đúng cách bằng tủ lạnh.

Sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá (với tủ lạnh có ngăn đá riêng) còn sử dụng được trong 4 tháng. Nhưng nếu ngăn đá không tách biệt với ngăn mát thì chỉ giữ được 2 tuần mà thôi.

Mẹo dự trữ sữa mẹ.

Chia sữa vào các dụng cụ chứa sữa với lượng đủ dùng cho mỗi lần, như thế bạn chỉ cần lấy ra từng bịch và rã đông khi cần dùng đến. Dụng cụ chứa sữa có thể làm từ thủy tinh hoặc nhựa, bao gồm cả túi ni lông . Phải đảm bảo rằng trước khi cho vào tủ lạnh phải bịt kịn.

Nhớ đánh dấu rõ thời gian lấy sữa bao gồm cả ngày giờ tháng năm.

Rã đông sữa như thế nào?

Cách tốt nhất để rã đông sữa là giữ bình sữa dưới vòi nước chảy để nâng nhiệt độ sữa từ từ đến nhiệt độ cơ thể. Tuyệt đối không hâm nóng sữa bằng lò vi sóng.

Một điều quan trọng nữa cần nhớ là sữa mẹ không phải là dung dịch đồng nhất, vì vậy mà nó sẽ phân tầng khi giữ yên trong lúc bảo quản. Bạn sẽ phải khuấy nhẹ nhàng trước khi cho bé uống.

Đồng thời phải nhớ rằng không để sữa lâu ở nhiệt độ phòng. Nếu như bạn không có tủ lạnh ngay lúc đó, dùng đá lạnh để làm lạnh sữa cho đến lúc bạn tìm được tủ lạnh.

Trong trường hợp sữa đã tan trong tủ lạnh nhưng chưa bị ấm, thì vẫn có thể giữ thêm 24 giờ nữa trong tủ lạnh nhưng đừng làm đông lại. Nếu sữa đã được làm tan bằng nước ấm , thì chỉ nên giữ trong tủ lạnh thêm 4 giờ nữa mà thôi. Trong trường hợp sữa đã được làm tan xong, và đã cho bé uống, thì phần thừa không nên giữ lại.

 Thời gian lưu trữ sữa:

  • Bảo quản trong tủ lanh ở 4 độ C: 3 đến 5 ngày
  • Bảo quản ở ngăn đá với tủ lạnh không có cửa phân cách: 2 tuần
  • Bảo quản trong ngăn đá có cửa phân cách với ngăn mát: 4 đến 4 tháng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sữa mẹ có lẫn máu: an toàn hay không?

Theo Breastfeeding Magazine
Bình luận
Tin mới
  • 15/06/2025

    5 thói quen gây cao răng

    Cao răng không hình thành ngay lập tức mà là kết quả của những thói quen tưởng chừng vô hại trong sinh hoạt hàng ngày. Nhận biết và điều chỉnh kịp thời những thói quen này sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ cao răng hiệu quả hơn...

  • 15/06/2025

    BMI: Liệu có còn là thước đo sức khỏe đáng tin cậy?

    Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng BMI đã bị giám sát chặt chẽ vì phân loại sai những người có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến béo phì mà không tính đến các yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như bao nhiêu phần trăm trọng lượng của họ đến từ cơ và mỡ của họ nằm ở đâu.

  • 14/06/2025

    Uống quá nhiều nước có hại không?

    Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động tốt. Mất nước gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước dẫn đến dư thừa nước cũng gây hậu quả nghiêm trọng.

  • 14/06/2025

    Hiến máu cứu người: Hành động ý nghĩa và nhân văn

    Máu là nguồn sống quý giá, là món quà vô giá mà con người có thể trao tặng lẫn nhau để duy trì sự sống. Trong những tình huống khẩn cấp như tai nạn, phẫu thuật hay điều trị các bệnh lý nghiêm trọng, việc tiếp cận nguồn máu an toàn là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết.

  • 13/06/2025

    6 cách ăn cam giúp giảm cân nên thử

    Nhiều người thích ăn cam nhưng e ngại lượng đường trong cam ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Tìm hiểu cách ăn cam giúp no lâu và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

  • 13/06/2025

    Những điều cần biết về nhóm máu và truyền máu: Kiến thức quan trọng cho sức khỏe cộng đồng

    Máu là nguồn sống quý giá, đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sự sống và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Từ những phát hiện mang tính cách mạng của Karl Landsteiner vào đầu thế kỷ 20 về nhóm máu cho đến các tiến bộ y học hiện đại trong lĩnh vực truyền máu, con người đã không ngừng khám phá và hoàn thiện kiến thức về lĩnh vực này.

  • 12/06/2025

    Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong mùa hè

    Mùa hè là thời điểm các em nhỏ được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập căng thẳng. Đây cũng là dịp để các gia đình tổ chức những chuyến đi chơi, hoạt động ngoại khóa, hay đơn giản là để trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cùng với niềm vui ấy là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh về tai nạn trẻ em mùa hè, một vấn đề có xu hướng gia tăng đáng kể trong giai đoạn này.

  • 12/06/2025

    Uống nước có giúp giảm cân không?

    Khi muốn giảm cân, mọi người thường tập trung vào tập luyện và ăn ít thực phẩm giàu calo, tăng lượng rau. Tuy nhiên, việc uống đủ nước cũng có thể giúp bạn giảm cân...

Xem thêm