Đối tượng nào dễ mắc
viêm xoang?
Viêm xoang ở trẻ em sẽ khác với người lớn, vì ở trẻ em hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển... Từ tuần thứ tư của thời kỳ bào thai, hệ thống xoang mặt bắt đầu được hình thành. Xuất phát từ một tế bào sàng, sau đó dần dần phát triển thành các xoang trán, xoang hàm, xoang bướm…
Thông thường xoang hàm có khi trẻ 3 - 4 tuổi, xoang trán, xoang bướm xuất hiện khi trẻ được 7 - 8 tuổi. Và đến 20 tuổi thì hệ thống xoang hoàn thiện, do đó, các xoang có liên hệ mật thiết với nhau, nên thường bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Với đặc điểm kích thước các xoang của trẻ rất nhỏ, làm cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn, vì các biểu hiện thường không điển hình và trẻ còn nhỏ nên sẽ khó diễn đạt được những triệu chứng.
Do cơ địa dị ứng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, hít phải khói thuốc lá thụ động, hơi khói của các khu công nghiệp... gây tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ có xu hướng gia tăng. Theo nghiên cứu, ở nước ta trong tổng số trẻ mắc bệnh tai mũi họng học đường, có khoảng 1,7% số bệnh nhân trẻ mắc viêm xoang.
Chẩn đoán viêm mũi xoang ở trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng khi thăm khám.
(Ảnh minh hoạ)
Biểu hiện viêm xoang ở trẻ và cách phân biệt với viêm đường hô hấp trên
Làm thế nào để phân biệt trẻ bị viêm xoang với một đợt viêm đường hô hấp trên cấp tính, vì trong một năm trẻ có thể mắc từ 6 - 8 lần? Chẩn đoán viêm mũi xoang ở trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng khi thăm khám. Diễn biến và biểu hiện bệnh như sau:
Do những đặc điểm của viêm xoang và viêm đường hô hấp trên có những biểu hiện tương đồng nên dễ nhầm lẫn. Mặc dù vậy, việc chẩn đoán phân biệt giữa các căn bệnh này vẫn có thể nhận biết.
Khi trẻ bị viêm xoang thường có biểu hiện sau một đợt viêm mũi họng cấp kéo dài trên 1 tuần, trẻ vẫn còn sốt nhẹ, xì mũi màu vàng, xanh đặc, có mùi hôi, người mệt mỏi. Điểm dễ nhận biết trẻ bị viêm xoang là chảy đờm từ mũi xuống họng nên hay bị ho, nhất là ban đêm khi ngủ, hơi thở hôi và dễ nôn. Trong khi viêm nhiễm đường hô hấp trên chỉ kéo dài trung bình 5 - 7 ngày là hết. Trẻ em thường dễ sốt cao hơn người lớn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 - 40 độ C. Ho là triệu chứng xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp, thông thường ho thường xuất hiện từng cơn, ho khan có đờm hoặc không đờm. Ngoài ra, trẻ còn bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cổ họng, mệt mỏi, chán ăn...
Trên thực tế, các biểu hiện của bệnh đường hô hấp trên thường rất đa dạng, người bệnh có thể gặp dấu hiệu đơn lẻ hoặc kết hợp của nhiều dấu hiệu như:
Đối với trẻ bú mẹ, nếu bị viêm xoang trẻ sẽ bú không được dài hơi như khi đang khỏe do tắc mũi. Trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, thở ngáy, mệt mỏi kèm theo hốc mắt có quầng thâm. Đối với trẻ lớn hơn hay phàn nàn bị đau đầu, nặng mặt, dễ buồn ngủ. Đôi khi trong đợt viêm cấp, mặt trước của má bị sưng nề đỏ, ấn đau hoặc có biểu hiện sưng nề, đóng bánh ở góc trong ổ mắt do hiện tượng viêm xoang sàng rò mủ ra ngoài da.
Khi khám các bác sĩ thấy tình trạng trẻ bị viêm xoang có niêm mạc mũi bị phù nề, xuất tiết nhiều dịch, khe giữa đọng nhiều mủ vàng xanh. Có bệnh nhi viêm mũi xoang lâu ngày dẫn tới hình thành polip mũi.
Trường hợp nghi ngờ có biến chứng của xoang, các bác sĩ chỉ định chụp Xquang xoang và nếu thấy thật cần thiết chỉ nên chụp phim cắt lớp vùng xoang để đánh giá chính xác tình trạng của bệnh.
Khi trẻ bị viêm xoang, niêm mạc mũi sẽ bị phù nề, xuất tiết nhiều dịch, khe giữa đọng nhiều mủ vàng xanh.
(Ảnh minh họa)
Viêm xoang ở trẻ cần điều trị như thế nào?
Khi trẻ bị viêm xoang sẽ cảm thấy khó chịu, nếu kéo dài sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, trẻ cần được điều trị, tùy thuộc vào từng trẻ, diễn biến của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa với kháng sinh toàn thân, chống viêm, giảm phù nề, chống dị ứng. Ngoài ra, các thuốc nhỏ mũi nhóm co mạch, chống viêm, giảm xuất tiết để làm thông thoáng lỗ dẫn lưu xoang... cũng được chỉ định.
Nếu tình trạng tái phát nhiều, điều trị không thuyên giảm hoặc có những biến chứng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
Do vậy, nếu nghi ngờ trẻ bị viêm xoang, cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh. Vì bất cứ chứng bệnh nào cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển về sau của trẻ.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.
Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.
Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.
Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây
Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.