Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau đầu do viêm xoang – có cách nào để dứt điểm?

Đau đầu trong viêm xoang là một tình trạng rất phổ biến, đặc trưng bởi sự khó chịu do kết hợp của cả tình trạng viêm xoang và những cơn đau nhói. Vậy có cách nào để cải thiện tình trạng này hay không?

Đau đầu trong viêm xoang là gì?

Đau đầu do viêm xoang là những cơn đau đầu mang đến cảm giác rất khó chịu, có thể là đau nhói như nhiễm trùng trong xoang. Đôi khi, cảm giác tăng áp lực xung quanh mắt, má và trán có thể đè nặng và gây mệt mỏi cộng dồn. Tình trạng đau đầu do viêm xoang có thể bị nhầm lẫn với cơn đau nửa đầu trên những người đã từng có tiền sử đau nửa đầu.

Các triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của đau đầu do viêm xoang có thể bao gồm:

  • Đau, tăng áp lực và cảm giác căng tức ở má, vùng quanh mắt hoặc vùng trán
  • Đau trầm trọng hơn nếu bạn cúi người về phía trước hoặc nằm xuống
  • Nghẹt mũi
  • Mệt mỏi
  • Cảm giác đau nhức ở răng hàm trên

Viêm xoang hay đau nửa đầu?

Đau nửa đầu và đau đầu do viêm xoang rất dễ nhầm lẫn vì các dấu hiệu và triệu chứng của hai loại đau đầu có thể trùng nhau.

Cả chứng đau nửa đầu và đau đầu do viêm xoang đều trở nên tồi tệ hơn khi thay đổi tư thế cúi người về phía trước. Chứng đau nửa đầu cũng có thể đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng của mũi khác nhau - bao gồm nghẹt mũi, căng tức vùng mặt và chảy nước mũi trong. Đây là do sự tham gia của hệ thống thần kinh não bộ trong một cơn đau nửa đầu điển hình. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 90% những người phải đi khám vì đau đầu do xoang đều phát hiện bản thân bị đau nửa đầu.

Tuy nhiên, viêm xoang thường lại không liên quan đến buồn nôn hoặc nôn. Viêm xoang cũng không chịu ảnh hưởng và trầm trọng hơn dưới tác động của tiếng ồn hay ánh sáng chói – trong khi tất cả các đặc điểm này đều là đặc trung của chứng đau nửa đầu.

Đặc biệt, viêm xoang thường xảy ra sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus hoặc cảm lạnh. Các triệu chứng nổi bật bao gồm nước mũi đặc quánh, đổi màu xanh, giảm khứu giác và đau ở một bên má hoặc răng hàm trên. Một điểm khác biệt nữa là đau đầu do bệnh xoang thường kéo dài nhiều ngày, trong khi chứng đau nửa đầu thường kéo dài vài giờ đến một hoặc hai ngày.

Khi nào đến vấn đề đau đầu trở nên nguy hiểm?

Bạn cần lưu ý các triệu chứng của chứng đau nửa đầu nếu:

  • Các triệu chứng đau đầu xảy ra kéo dài trên 2 tuần trong một tháng/hoặc thường xuyên phải dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau đầu
  • Bị đau đầu dữ dội và thuốc giảm đau không kê đơn không phát huy tác dụng
  • Buộc phải nghỉ học hoặc nghỉ làm vì thường xuyên bị đau đầu/hoặc những cơn đau đầu cản trở các công việc khác trong cuộc sống hàng ngày

Nguyên nhân của đau đầu trong viêm xoang

Đau đầu do viêm xoang thường liên quan đến chứng đau nửa đầu hoặc các dạng đau đầu khác. Đau đầu do viêm xoang cũng có liên quan đến cảm giác đau và căng tức vùng mặt và các xoang, kéo theo có thể gây ra các triệu chứng về mũi. Hầu hết những cơn đau đầu này không phải do nhiễm trùng xoang và không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Các yếu tố nguy cơ

Đau đầu do viêm xoang có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, song có những yếu tố có thể khiến tình trạng này xảy ra nhiều hơn nếu mắc phải:

  • Tiền sử đau nửa đầu hoặc đau đầu trước đây
  • Tiền sử gia đình bị đau nửa đầu hoặc đau đầu mạn tính
  • Thay đổi nội tiết tố liên quan đến đau đầu

Chẩn đoán đau đầu trong viêm xoang

Nguyên nhân của đau đầu có thể khó xác định. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và khám sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, các xét nghiệm hình ảnh cũng có thể được chỉ định để giúp xác định nguyên nhân gây đau đầu, bao gồm:

  • Chụp cắt lớp. Chụp cắt lớp vi tính sử dụng máy tính để tạo ra hình ảnh cắt ngang của não và vùng đầu (bao gồm cả xoang) bằng cách kết hợp hình ảnh từ tia X quay xung quanh vùng cơ thể
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Với MRI, từ trường và sóng vô tuyến được sử dụng để tạo ra hình ảnh mặt cắt của các cấu trúc bên trong não bộ

Điều trị đau đầu trong viêm xoang

Đa phần những người gặp phải tình trạng này mô tả cơn đau giống cơn đau nửa đầu hay đau do căng thẳng thần kinh. Chứng đau nửa đầu và đau đầu mạn tính hoặc tái phát có thể được điều trị bằng các thuốc kê đơn uống hàng ngày để giảm hay ngăn ngừa các cơn đau, và trong một số trường hợp chúng có thể được uống khi cơn đau xuất hiện để ngăn chặn nó trở nên tồi tệ hơn.

Một số loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:
  • Thuốc giảm đau không kê đơn. Chứng đau nửa đầu và các loại đau đầu khác có thể được điều trị bằng các thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen
  • Triptan – thuốc điều trị đau nửa đầu. Nhiều người bị chứng đau nửa đầu sử dụng triptan để giảm đau. Triptan hoạt động bằng cách thúc đẩy sự co thắt và làm hẹp các mạch máu trong não bộ và ngăn chặn các con đường gây đau. Một số loại thuốc khác thuộc nhóm triptan, có sẵn dưới dạng viên nén, thuốc xịt mũi và thuốc tiêm.
  • Ergots. Thuốc kết hợp Ergotamine và caffeine có thể ít hiệu quả kém hơn triptans. Ergots hiệu quả nhất ở những người có cơn đau kéo dài hơn 72 giờ. Ergotamine cũng có thể gây buồn nôn và nôn nặng nề hơn, liên quan đến chứng đau nửa đầu và các tác dụng phụ khác.
  • Thuốc chống buồn nôn. Vì chứng đau nửa đầu thường đi kèm với buồn nôn, có hoặc không kèm theo nôn nên các thuốc trị buồn nôn là thích hợp và thường được kết hợp với các loại thuốc khác. Thuốc thường được kê đơn là chlorpromazine, metoclopramide hoặc prochlorperazine
  • Glucocorticoid (dexamethasone). Glucocorticoid có thể được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để cải thiện việc giảm đau. Do nguy cơ nhiễm độc steroid, không nên sử dụng glucocorticoid thường xuyên.

Làm cách nào để dự phòng đau đầu do viêm xoang?

Cho dù bạn có dùng thuốc phòng ngừa hay không, việc thay đổi lối sống vẫn là phương pháp tốt nhất giúp giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu. Dưới đây là các mẹo có thể giúp bạn dự phòng các cơn đau đầu do viêm xoan:

  • Tránh các tác nhân. Nếu một số loại thực phẩm hoặc mùi đặc biệt khiến bạn từng bị đau đầu trong quá khứ, hãy tránh xa chúng. Bạn cũng nên giảm lượng caffein và rượu, đồng thời tránh thuốc lá.
  • Thiết lập thói quen hàng ngày như ăn uống và ngủ nghỉ đều đặn. Ngoài ra, hãy cố gắng kiểm soát tình trạng căng thẳng tinh thần bản thân.
  • Luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng và có thể giúp ngăn ngừa đau đầu. Hãy chọn bất kỳ bài tập nào mà bạn yêu thích, bao gồm đi bộ, bơi lội và đạp xe tùy sở thích của bản thân. Tuy nhiên bạn cần lưu ý khởi động từ từ vì tập thể dục cường độ cao một cách đột ngột có thể gây đau đầu.
  • Béo phì cũng được cho là một yếu tố gây đau đầu, và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm cân.
  • Giảm tác dụng của estrogen. Nữ giới bị đau đầu có thể do estrogen kích hoạt/hoặc làm cho cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn. Biện pháp dự phòng tình trạng này là giảm và tránh các thuốc có estrogen. Những loại thuốc này bao gồm thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các lựa chọn thay thế hoặc liều lượng thích hợp cho cơ thể.

Tổng kết

Đau đầu do viêm xoang là tình trạng khá phổ biến, và hầu hết những người gặp phải tình trạng này đều được xác định là gặp phải cả tình trạng đau nửa đầu. Hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế để được hỗ trợ và có các biện pháp can thiệp kịp thời. Thay đổi lối sống, ăn uống và sinh hoạt là những yếu tố quyết định để dự phòng tình trạng này.

Tham khảo thêm thông tin tại: 8 cách để ngủ ngon hơn khi bị đau và tắc nghẽn do viêm xoang

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm