HIV là một loại virus làm tổn thương hệ thống miễn dịch. Hiện tại không có cách chữa khỏi HIV, nhưng kể từ cuối những năm 1980, việc điều trị dưới dạng thuốc kháng virus đã giúp giảm tác động của bất kỳ triệu chứng nào. Trong phần lớn các trường hợp, một khi một người nhiễm HIV, virus sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời. Tuy nhiên, các triệu chứng của HIV không giống như các triệu chứng của các bệnh nhiễm virus khác ở chỗ loại virus này xuất hiện theo từng giai đoạn.
Các triệu chứng sớm của tình trạng mắc HIV nguyên phát
Giai đoạn đáng chú ý đầu tiên là nhiễm HIV nguyên phát. Giai đoạn này còn được gọi là hội chứng retrovirus cấp tính (ARS), hoặc nhiễm HIV cấp tính.
Bệnh ở giai đoạn này thường gây ra các triệu chứng giống như cúm, vì vậy người mắc HIV có thể nghĩ rằng họ bị cúm nặng hoặc một bệnh do virus khác chứ không phải HIV. Trong đó, triệu chứng phổ biến nhất đó là sốt. Một số triệu chứng khác gồm: Đau đầu, viêm họng, mệt mỏi quá mức, cảm lạnh, đau cơ, sưng hạch ở nách, cổ hoặc háng, phát ban đỏ hoặc đổi màu gây ngứa, loét miệng hoặc tưa miệng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các triệu chứng ban đầu của bệnh HIV có thể xuất hiện từ 2 - 4 tuần sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng có thể kéo dài vài tuần, tuy nhiên một số trường hợp các triệu chứng chỉ xuất hiện trong một vài ngày.
Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng và HIV/AIDS
Các triệu chứng ở giai đọan sớm
Nhiễm virus cấp tính là một hội chứng phổ biến ở những người gặp phải tình trạng bệnh HIV tiến triển. Tuy nhiên, theo các thống kê, một số trường hợp các triệu chứng có thể không xuất hiện trong cả 10 năm sau đó hoặc hơn. Mặc dù virus nhân lên nhanh chóng sau một vài tuần nhiễm bệnh, nhưng các triệu chứng của bệnh HIV chỉ xuất hiện khi tốc độ phá hủy tế bào nhanh. Điều này không có nghĩa là các trường hợp nhiễm HIV không có triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng hơn hoặc không thể lây lan virus cho người khác.
Thời gian ủ bệnh có thể gây ra những triệu chứng không điển hình
Sau khi phơi nhiễm hoặc có thể là giai đoạn nhiễm trùng ban đầu, HIV có thể chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng tiềm ẩn về mặt lâm sàng. Do không có triệu chứng ở một số người, giai đoạn này còn được gọi là nhiễm HIV không có triệu chứng.
Theo Tổ chức HIV Hoa Kỳ, thời gian ủ bệnh là khi nhiễm HIV có thể kéo dài tới 10 hoặc 15 năm. Điều này có nghĩa là virus đang nhân lên với tốc độ chậm hơn nhiều so với trước đây. Nhưng điều đó không có nghĩa là HIV đã biến mất, cũng không có nghĩa là virus không thể truyền sang người khác.
Nhiễm HIV giai đoạn muộn
Mặc dù nhiều bệnh nhân không có triệu chứng trong giai đoạn này, nhưng một số trường hợp vẫn có thể xuất hiện triệu chứng sau khi nhiễm trùng cấp tính. Các triệu chứng của HIV giai đoạn muộn có thể khác nhau, từ các triệu chứng nhẹ đến nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng có thể xuất hiện gồm
AIDS
Nhiễm trùng tiềm ẩn về mặt lâm sàng có thể tiến triển đến giai đoạn thứ ba và giai đoạn cuối của HIV, được gọi là AIDS. Khả năng bệnh tiến triển sẽ cao hơn nếu một người nhiễm HIV không được điều trị hoặc tuân thủ điều trị, chẳng hạn như điều trị bằng thuốc kháng virus.
Nồng độ CD4 dưới 200 tế bào trên mỗi milimét khối (mm3) máu là một dấu hiệu cho thấy HIV đã tiến triển đến giai đoạn cuối. Thông thường, phạm vi bình thường của CD4 là 500 - 1.600 tế bào/mm3.
Đôi khi, AIDS được xác định đơn giản bởi sức khỏe tổng thể của một người. Bệnh phát triển khi HIV làm suy yếu đáng kể hệ thống miễn dịch và có thể dẫn đến các tình trạng xác định AIDS, chẳng hạn như một số bệnh nhiễm trùng và ung thư, hiếm gặp ở những người không nhiễm HIV. Các triệu chứng của AIDS gồm:
Xét nghiệm và chẩn đoán
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị người trong độ tuổi từ 13 - 64 nên được xét nghiệm HIV ít nhất một lần. Những đối tượng có nguy cơ mắc HIV cao hơn được khuyến khích nên làm xét nghiệm ít nhất một lần mỗi năm. Các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:
Có nhiều loại test khác nhau và mỗi loại có một thời gian cửa sổ khác nhau – thời gian từ khi có khả năng phơi nhiễm với HIV đến khi xét nghiệm có thể phát hiện ra virus. Nếu bạn bị phơi nhiễm với HIV trong 72 giờ thì việc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) có thể giúp ngăn ngừa lây truyền.
Đọc thêm bài viết: Người mắc HIV có thể tiêm vaccine COVID-19 không?
Các xét nghiệm acid nucleic thông thường có thể phát hiện nhiễm HIV trong khoảng từ 10 - 33 ngày sau khi phơi nhiễm. Các xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể sử dụng máu từ tĩnh mạch có khoảng thời gian cửa sổ thông thường từ 18 - 45 ngày, trong khi các xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể từ xét nghiệm chích máu ngón tay có thể được sử dụng từ 23 - 90 ngày sau khi có khả năng phơi nhiễm.
Nếu kết quả của lần xét nghiệm đầu tiên có kết quả âm tính, người xét nghiệm nên được kiểm tra lại bằng xét nghiệm thứ hai sau giai đoạn cửa sổ. Nếu kết quả của lần đầu tiên là dương tính thì bạn cũng sẽ được kiểm tra bằng xét nghiệm tiếp theo – hay còn gọi là chẩn đoán xác nhận. Nếu xét nghiệm lần thứ hai cho kết quả dương tính, bạn sẽ được chẩn đoán nhiễm HIV
Quản lý các triệu chứng
Điều chú ý sau khi được chẩn đoán nhiễm HIV đó là người bệnh cần bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus ngay. Các loại thuốc kháng virus sẽ giúp kiểm soát bệnh trong tất cả giai đoạn của HIV – ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào. Thuốc kháng virus hoạt động thông qua cách ngăn cho các virus sao chép và nhân lên, đồng thơi có thể làm giảm đến mức không thể phát hiện được virus.
Do đó, thuốc giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, duy trì chất lượng cuộc sống và có thể ngăn chặn virus lây truyền sang người khác qua đường tình dục. Phần lớn trường hợp, người bệnh sử dụng thuốc có tải lượng virus không thể phát hiện được trong vòng 6 tháng. Nếu các loại thuốc kháng virus không bị giảm đi sau thời gian điều trị, bất kỳ bạn tình nào của người bệnh cũng cần được sử dụng loại thuốc có tên là thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). Bao cao su cũng cần được sử dụng để giúp ngăn ngừa bệnh lây qua khi quan hệ tình dục.
Nếu HIV tiến triển thành AIDS, các biện pháp can thiệp y tế khác thường là cần thiết để điều trị các bệnh hoặc biến chứng liên quan đến AIDS có thể gây tử vong.
Phòng ngừa bệnh
Phương pháp phòng ngừa HIV hiệu quả 100% duy nhất đó là tránh sử dụng chung các loại bơm kim tiêm và tránh quan hệ tình dục. Tuy nhiên cũng có nhiều cách để giảm nguy cơ nhiễm HIV, bao gồm
HIV có ba giai đoạn và mỗi giai đoạn có triệu chứng riêng. Các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện trong vòng vài tuần sau khi tiếp xúc với virus. Tuy nhiên, một số người không xuất hiện triệu chứng nào sau khi nhiễm nhiều năm. Bạn nên xét nghiệm HIV thường xuyên, nếu bạn có nguy cơ nhiễm HIV cao. Xét nghiệm thường xuyên giúp điều trị sớm, từ đó kiểm soát bệnh dễ dàng hơn, cũng như duy trì chất lượng cuộc sống.
Khi bạn có những băn khoăn lo lắng về chọn lựa thực phẩm để tăng cường sức khỏe não bộ cho bản thân và cả gia đình, hãy trao đổi với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc qua Hotline 0935183939 hoặc 02436335678.
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.