Các bệnh như đau mắt, viêm kết mạc, ngứa mắt có thể xảy ra do dị ứng thời tiết.
Nguyên nhân
Dị ứng thời tiết thường xảy ra khi cơ thể chúng ta khi tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc các dị nguyên trong không khí như nấm mốc hay phấn hoa, gây tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể. Rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng thời tiết, gây ra một loạt các triệu chứng như hắt hơi, ho, viêm mũi, nổi mẩn đỏ, đau ngứa mắt...
Trong đó, nguyên nhân dẫn đến viêm kết mạc dị ứng là do kết mạc của mắt tiếp xúc với phấn hoa, bào tử nấm mốc, vảy da thú cưng, mạt bụi... Kết mạc là một màng mỏng trong suốt có chứa các mạch máu. Kết mạc rất dễ bị kích thích bởi các tác nhân gây dị ứng kể trên, đặc biệt là trong mùa Xuân, cuối mùa Hè và đầu mùa Thu.
Các loại viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng có thể được phân làm hai loại, đó là cấp tính và mãn tính.
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính: là tình trạng phản ứng viêm ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên. Tình trạng dị ứng này diễn ra trong thời gian ngắn, khiến mí mắt của bạn sưng, ngứa và có cảm giác nóng rát.
Viêm kết mạc dị ứng mãn tính: là tình trạng phản ứng viêm kéo dài gây ra một số triệu chứng như: Mắt đỏ, sưng, có ghèn vàng hoặc xanh dính bên mí mắt vào mỗi sáng. Tình trạng viêm này dễ xảy ra đối với những đối tượng: thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, đeo kính áp tròng qua đêm, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm kết mạc khác...
Viêm kết mạc dị ứng do thời tiết khiến người mắc rất khó chịu.
Triệu chứng
Người bị viêm kết mạc dị ứng thường có những triệu chứng sau đây:
Mắt đỏ
Ngứa mắt
Chảy nước mắt
Mí mắt sưng
Mắt đau, rát
Mắt nhạy cảm với ánh sáng
Tuỳ vào cơ địa mỗi người, những người bị viêm kết mạc dị ứng còn có thể có các triệu chứng kèm theo khác như viêm mũi dị ứng, hen, chàm...
Cách phòng ngừa và điều trị
Chăm sóc tại nhà
Để phòng ngừa viêm kết mạc do dị ứng thời tiết, bạn nên tránh xa các tác nhân gây dị ứng, mặc đồ kín gió, đội mũ và đeo kính râm khi đi ra ngoài, tắm rửa khi đi từ ngoài vào (nếu phấn hoa, mạt bụi là tác nhân gây dị ứng) và rửa mắt bằng nước muối y tế khi về nhà.
Nếu đã bị viêm kết mạc, bạn nên tránh dụi mắt hoặc chạm vào mắt vì điều này có thể khiến tình trạng viêm tồi tệ hơn. Cần hạn chế tiếp xúc với thú cưng nếu vảy da của chúng là nguyên nhân gây bệnh. Bạn cũng nên đóng kín cửa sổ, lau chùi nhà cửa thường xuyên để tránh mạt bụi, nấm mốc gây ra dị ứng.
Về chế độ ăn uống, bạn nên ăn nhiều rau củ quả, uống nước ép chứa nhiều vitamin C, uống nước thường xuyên để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Đi khám và dùng thuốc theo đơn
Nếu tình trạng trở nặng hoặc rắc rối hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và kê đơn thuốc điều trị. Một số loại thuốc nhỏ mắt dùng để điều trị chứng bệnh này có chứa thành phần kháng Histamin H1 như antazoline, chlorpheniramine, diphenhydramine… Trước khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Dị ứng thời tiết gây viêm kết mạc có thể xảy ra với bất kỳ ai và cũng rất dễ lây lan. Vì vậy, bạn cần biết cách phòng ngừa cho chính bản thân và những người xung quanh, trang bị kiến thức cần có để không khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dị ứng thời tiết, xử trí thế nào?
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?