Nhìn mờ, phải nheo mắt... là dấu hiệu bạn cần sắm cho mình một cặp kính mới.
Tật khúc xạ đang ngày càng gia tăng về mức độ và số lượng các trường hợp bị mắc phải. Theo thống kê dự báo đến năm 2050, ước tính có 49,8% dân số thế giới, tức hơn 4 tỷ người có thể mắc cận thị. Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị, lác đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên.
Nếu không may bị giảm thị lực do tật khúc xạ, bạn cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt. Từ đó, các bác sỹ tư vấn và cắt cho bạn một cặp kính thuốc phù hợp để cải thiện tầm nhìn.
Kính thuốc không phải sản phẩm có thể mua một lần, dùng cả đời, mà cần điều chỉnh khi tròng kính giảm chất lượng và không còn phù hợp với tình trạng của mắt. Dưới đây là một vài dấu hiệu cảnh báo bạn nên thay kính thuốc:
Đau đầu thường xuyên
Cơn đau đầu cảnh báo bạn nên cân nhắc đổi kính mới.
Đau đầu là vấn đề thường gặp và khó có thể tìm ra nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy cơn đau xuất hiện thường xuyên, nhất là sau khi theo dõi chăm chú (nhìn lâu vào TV, điện thoại, sách), hãy sớm tái khám tại cơ sở chuyên khoa mắt.
Phải nheo mắt để đọc chữ
Nếu bạn nhận thấy mình phải nheo mắt (nhíu một mắt) khi bạn lướt điện thoại hoặc đọc sách, khả năng cao đã tới lúc bạn cần một cặp kính mới. Việc nheo mắt thay đổi lượng ánh sáng đi vào trong mắt, có thể tạm thời giúp bạn nhìn rõ hơn. Đây là dấu hiệu kính không còn phù hợp với thị lực hiện tại.
Mỏi mắt
Nhìn máy tính lâu có thể gây mỏi mắt hoặc báo hiệu mắt bạn bị tăng độ.
Mỏi mắt là hiện tượng thường gặp khi công việc của bạn gây nhiều áp lực tới mắt: Lái xe đường dài, đọc sách liên tục, tiếp xúc với ánh sáng quá chói hoặc quá tối, ngồi trước máy tính nhiều giờ… Đôi mắt mỏi có thể đỏ, chảy nước mắt, khiến tầm nhìn mờ đi. Dấu hiệu này cũng cảnh báo bạn cần một cặp kính mới.
Nhìn mờ
Tình trạng mắt nhìn mờ sẽ diễn ra từ từ, khiến bạn thậm chí không thể nhận ra rằng tầm nhìn của mình không còn sắc nét như khi mới đeo kính. Hiện tượng này có thể xảy ra với cả người cận thị, viễn thị hay loạn thị. Khi đó, bạn cần sớm tới gặp bác sĩ để khám và đo lại kính.
Ngoài ra, khi thói quen đọc không còn như trước: Bạn phải để điện thoại thật gần mắt (do cận thị), hay phải đưa tờ báo ra xa mới đọc được (do viễn thị), bạn cũng nên cân nhắc thay kính thuốc.
Lâu năm chưa thay kính
Nếu cặp kính của bạn có tuổi trên 2 năm, đây là lúc bạn nên tái khám để được cắt kính thuốc mới. Các chuyên gia khuyến cáo, người trưởng thành nên khám mắt toàn diện 2 năm một lần. Người mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch có thể gặp bác sỹ mắt thường xuyên hơn.
Gặp khó khăn khi lái xe ban đêm
Nếu bạn không thể nhìn đường rõ ràng khi lái xe vào ban đêm, có thể bệnh lý cận thị tiến triển xấu. Những người bị cận thị thường gặp một số khó khăn khi nhìn về đêm, trong điều kiện ánh sáng yếu. Bạn cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây quáng gà, điều trị sớm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Thị lực là một trong những giác quan quan trọng của con người. Vì vậy, bạn nên khám mắt định kỳ 1-2 năm/lần để điều chỉnh kính thuốc nếu cần thiết. Đây cũng là cơ hội bạn thử nghiệm một kiểu dáng gọng kính mới, đổi mới vẻ ngoài của mình.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 dấu hiệu tiềm ần cho thấy bạn cần đeo kính thuốc.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.