Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 nguyên nhân gây cứng khớp

Cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi các khớp gối, bàn tay, ngón tay, cúi người… Đây là triệu chứng phổ biến trong các bệnh lý về khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp vảy nến….và nhiều nguyên nhân khác.

Bạn đang già đi

Khi bạn già đi, sụn khớp - vật liệu xốp bảo vệ các đầu xương bắt đầu khô và cứng lại. Cơ thể của bạn cũng tạo ra ít dịch khớp hơn, dịch khớp giống như dầu bôi trơn để giữ cho các khớp của bạn di chuyển vận động một cách trơn tru. Vậy nên khi bạn già đi cùng những thay đổi sinh lý về sụn khớp và dịch khớp sẽ khiến các khớp của bạn có thể không di chuyển tự do dễ dàng như trước đây. Nghe có vẻ hơi mâu thuẫn, nhưng điều tốt nhất bạn có thể làm là tiếp tục cố gắng vận động.

Cứng khớp buổi sáng

Khi bạn ngủ và nằm yên trong vài giờ không cử động, dịch khớp tiết ra không đủ và không thực hiện được nhiệm vụ của nó. Đó là lý do tại sao bạn thức dậy với đầu gối hoặc bàn tay tê cứng và sưng tấy. Bạn hãy cố gắng di chuyển nhiều hơn trong ngày để dịch khớp làm việc tốt hơn.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp

Viêm xương khớp

Khớp là nơi hai xương gặp nhau. Phần cuối của mỗi xương được bao phủ bởi một lớp cao su gọi là sụn. Điều này giúp hai đầu xương không cọ xát với nhau. Nhưng sụn có thể mòn đi theo thời gian hoặc sau một chấn thương. Sụn mòn đi và biến mất khiến hai đầu xương va vào nhau. Bên cạnh đó, đôi khi sự cọ xát có thể tạo những mảnh nhỏ vỡ ra. Kết quả là cứng khớp, sưng và đau.

Điều trị bệnh viêm xương khớp

Bạn nên tránh những vận động làm tăng áp lực lên khớp xương đang bị tổn thương. Một số thuốc không kê đơn có thể giúp giảm đau và giảm sưng tấy. Khi cần, bác sĩ có thể tiêm nội khớp vào các khớp có vấn đề. Bạn có thể băng bảo vệ các khớp và giảm vận động quá mức cho những khớp đang bị tổn thương. Tuy nhiên, điều này có thể làm yếu cơ, vì vậy đừng lạm dụng nó. Một số người cần phẫu thuật, nhưng rất hiếm. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về những phương pháp điều trị tốt nhất, trong đó có cả vật lý trị liệu và giảm cân.

Viêm khớp dạng thấp 

Hệ thống miễn dịch bảo vệ bạn khỏi vi trùng bên ngoài. Đôi khi, hệ miễn dịch của bạn hoạt động thiếu chính xác và tấn công niêm màng hoạt dịch. Viêm khớp dạng thấp hay gặp và ảnh hưởng đến khớp cổ tay hoặc ngón tay của bạn, nhưng nó có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể bạn. Viêm khớp dạng thấp thường gây đau và cứng khớp liên tục. Đôi khi, bệnh chuyển sang mạn tính và thỉnh thoảng bùng lên các đợt cấp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Các bác sĩ điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc làm chậm hoặc ngừng quá trình bệnh. DMARD (Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm) hoạt động bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh. Từ đó, làm giảm sự tấn công của viêm nhiễm vào các khớp của bệnh nhân, giúp giảm bớt ảnh hưởng của bệnh. Cùng với thuốc, bạn cũng có thể tự chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi khi cần nhưng vẫn tiếp tục vận động và chăm sóc tốt các khớp của mình.

Bệnh viêm khớp khác

Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp là những bệnh xương khớp phổ biến nhất, nhưng các bệnh viêm khớp khác cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn và dẫn đến cứng khớp:

  • Viêm cột sống dính khớp: chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống, nhưng nó có thể làm cho hông, bàn tay hoặc bàn chân của bạn bị cứng.
  • Bệnh gout: Dấu hiệu đầu tiên của sự tích tụ axit uric này trong cơ thể bạn thường là cơn đau nhức nhối ở ngón chân cái.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Nó thường bắt đầu bằng nhiễm trùng ở một nơi khác trong cơ thể bạn và di chuyển đến một khớp lớn, chẳng hạn như khớp hông của bạn.

Viêm khớp vảy nến 

Những người bị bệnh vẩy nến, hoặc những người có thành viên gia đình mắc bệnh này rất có thể bị viêm khớp vẩy nến, thường kết hợp rối loạn da (bệnh vẩy nến) với viêm khớp (viêm khớp). Các dấu hiệu của bệnh bao gồm sưng ngón tay và móng tay bị rỗ. Các khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân, đầu gối và những nơi khác có thể cảm thấy cứng hoặc đau nhói. Cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể hoặc có thể đối xứng cả hai bên.

Đọc thêm bài viết: 10 loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh viêm khớp

Điều trị viêm khớp vảy nến 

Phương pháp điều trị viêm khớp vảy nến có thể tương tự như điều trị viêm khớp dạng thấp. Mục tiêu chính là giảm sưng và viêm ở khớp. Bạn có thể dùng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm, truyền dịch.

Do thay đổi thời tiết

Những người có bệnh lý xương khớp có thể dự đoán được sự thay đổi của thời tiết sắp đến khi khớp của họ bị đau. Nguyên nhân của điều này chưa được giải thích rõ ràng, nhưng cơn đau khớp dường như trở nên tồi tệ hơn khi thời tiết thay đổi. Tình trạng này phổ biến nhất khi áp suất không khí giảm xuống. Điều đó thường xảy ra ngay trước một cơn bão. 

Đau cơ xơ hóa

Hội chứng đau cơ xơ hóa là bệnh mạn tính gây đau khớp và cơ, đi kèm các vấn đề về giấc ngủ, tâm trạng và trí nhớ. Các nhà khoa học cho rằng não của bạn nhận tín hiệu đau bình thường và làm cho chúng tồi tệ hơn. Nguyên nhân gây ra điều này chưa được giải thích rõ ràng, nhưng hội chứng này thường xảy ra sau một cơn bệnh, phẫu thuật hoặc căng thẳng dữ dội. Tuy nhiên, đau cơ xơ hóa không làm hỏng khớp của bạn như cách viêm khớp.

Điều trị đau cơ xơ hóa

Không có cách chữa trị triệt để hội chứng đau cơ xơ hóa, nhưng thuốc không kê đơn sẽ làm dịu cơn đau của bạn. Ngoài ra các bài tập đặc biệt có thể giúp bạn đỡ đau hơn và cải thiện tình trạng bệnh. Bạn cũng có thể thử hít thở sâu hoặc tập thể dục nhẹ nhàng như yoga hoặc thái cực quyền. Các bài tập này giúp bạn kéo dãn và tăng cường cơ bắp cũng như gân cốt.

Chấn thương khớp

Chấn thương khớp là kết quả của các tình trạng viêm ở các vị trí không phải khớp nhưng kéo dài ảnh hưởng đến các khớp:

  • Viêm bao hoạt dịch: là túi chứa đầy chất lỏng hoạt động như đệm giữa xương và các bộ phận chuyển động khác.
  • Viêm gân ảnh hưởng đến các gân gắn cơ vào xương của bạn.

Điều trị chấn thương khớp

Những nguyên nhân gây chấn thương khớp này rất dễ điều trị và bạn có thể sẽ hồi phục hoàn toàn. Điều đầu tiên cần làm là cho khớp đó nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau không kê đơn. Bác sĩ có thể cho bạn đeo nẹp và yêu cầu bạn chườm đá lên đó cũng như đưa ra cho bạn một số bài tập để thực hiện. Khi cần thiết, bác sĩ có thể tiêm thẳng một loại thuốc mạnh hơn vào bao hoạt dịch hoặc gân để kiểm soát cơn đau và sưng tấy.

Vận động để cải thiện tình trạng cứng khớp

Bạn càng di chuyển các khớp của mình, chúng càng ít có khả năng bị cứng. Những hoạt động đơn giản như làm vườn vào buổi chiều hoặc đi dạo quanh khu nhà có thể tốt cho xương khớp của bạn. Bạn sẽ tăng cường các cơ hỗ trợ khớp, giữ cho xương chắc khỏe, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và đốt cháy calo thông qua việc vận động. Bạn nên vận động từ từ chậm rãi để không bị chấn thương khi bị cứng khớp. Bạn nên đi khám nếu tập thể dục nhẹ nhàng làm cho tình trạng cứng khớp trở nên tồi tệ hơn. 

Liệu pháp nhiệt để giảm cứng khớp

Nếu khớp của bạn quá cứng vào buổi sáng, hãy thử tắm nước nóng hoặc tắm bồn. Điều này sẽ khiến máu lưu thông tốt hơn đến các khớp, giúp thư giãn các khớp. Bạn có thể chườm ấm ở vị trí cứng khớp khoảng 15 - 20 phút.

Liệu pháp lạnh để giảm cứng khớp

Bạn có thể chườm lạnh ở khớp bị cứng, nhiệt lạnh làm co mạch, làm chậm lưu lượng máu đến khu vực và giảm sưng. Tuy nhiên bạn không nên chườm lạnh quá 20 phút.

Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu

  • Cứng khớp đây đau dữ dội
  • Bạn bị chấn thương
  • Các khớp bị biến dạng.
  • Bạn không thể vận động
  • Khớp sưng lên đột ngột.

Bạn cũng nên đi khám nếu

  • Các khớp của bạn khó cử động.
  • Da vùng khớp đó bị đỏ hoặc nóng khi chạm vào.
  • Các triệu chứng cứng khớp kéo dài hơn 3 ngày hoặc xảy ra nhiều lần trong tháng.

Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp kiểm soát và có thể giúp làm dịu cơn đau mãn tính. Vì vậy một chế độ ăn lành mạnh nên được duy trì lâu dài để phát huy hiệu quả của chúng với sức khỏe. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm