Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu u tủy bạn cần biết

Đa u tủy là một loại ung thư máu hiếm gặp. Tỷ lệ mắc bệnh này là 1/132. Đa u tủy hay gặp ở nam giới nhưng phụ nữ cũng có thể mắc bệnh này. Mặc dù không phải lúc nào bệnh đa u tủy cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng mà bạn có thể nhận thấy, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, nhưng sau khi phát triển bệnh có thể dẫn đến một vài dấu hiệu cảnh báo.

Đa u tủy là một loại ung thư máu hiếm gặp. Tỷ lệ mắc bệnh này là 1/132. Đa u tủy hay gặp ở nam giới hơn nhưng phụ nữ cũng có thể mắc bệnh này. Mặc dù không phải lúc nào bệnh đa u tủy cũng gây ra các triệu chứng rõ rang mà bạn có thể nhận thấy, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, nhưng sau khi phát triển bệnh có thể dẫn đến một vài dấu hiệu cảnh báo. Các triệu chứng đáng chú ý của bệnh đa u tủy bao gồm:

  • Đau, yếu và tê hoặc ngứa ran
  • Mệt mỏi
  • Đau xương, xương yếu và dễ gãy hơn
  • Sốt và nhiễm trùng
  • Tình trạng chảy máu cam, bầm tím và chảy máu nướu thường xuyên xảy ra hơn

Tuy nhiên những triệu chứng này có thể đến từ nhiều bệnh, nhiều nguyên nhân không liên quan đến ung thư hay bệnh đa u tủy. Đó là một phần lý do khiến bệnh khó chẩn đoán.

Khi bị bệnh đa u tủy, bạn sẽ không thể sờ thấy bất kì khối u nào và bác sĩ cũng sẽ không phát hiện được các khối u, vì căn bệnh này không hình thành khối u. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị bệnh đa u tủy, họ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu cảnh báo khác bằng các xét nghiệm và khám lâm sàng. Nhưng những dấu hiệu và kết quả xét nghiệm này cũng có thể bắt gặp ở những bệnh khác. Đó là lý do tại sao bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào mà bạn nhận thấy càng sớm càng tốt. Đặc biệt, nếu các triệu chứng ấy còn khá mới và dường như không biến mất.

CRAB

Thuật ngữ này là viết tắt của các dấu hiệu điển hình khi chẩn đoán bệnh đa u tủy. Theo thời gian, bệnh có thể gây ra:

  • C = Nồng độ canxi cao trong máu hoặc tăng canxi máu
  • R= Suy thận
  • A = Thiếu máu, số lượng hồng cầu thấp
  • B = Đau hoặc tổn thương xương. Các tổn thương xương thường gặp trong bệnh đa u tủy bao gồm:
    • Tổn thương lytic – Tổn thương hủy xương
    • Loãng xương - xương mỏng
    • Gãy nén cột sống

Mỗi triệu chứng của bệnh đa u tủy có thể gây ra các triệu chứng và biến chứng khác nhau theo thời gian.

Mức canxi cao

Khi xương bị gãy, canxi sẽ đi vào máu của bạn. Canxi thường được thải ra ngoài theo nước tiểu, nhưng nếu hàm lượng canxi tăng cao sẽ gây ra tình trạng gọi là tăng canxi máu. Khi đó, thận của bạn có thể gặp khó khăn trong việc tái hấp thu, đào thải canxi. Bạn có thể nhận thấy:

  • Khát nước
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mất nước
  • Các vấn đề về thận và thậm chí là suy thận
  • Táo bón nặng
  • Đau bụng
  • Ăn mất ngon
  • Yếu mệt mỏi
  • Cảm thấy buồn ngủ
  • Lú lẫn

Đọc thêm bài viết: Mối liên quan giữa bệnh đa u tủy xương và suy thận

Các vấn đề về thận hoặc suy thận

Cần có thời gian để protein u tủy làm hỏng thận của bạn. Triệu chứng về thận sẽ không phải là các triệu chứng xuất hiện sớm, nhưng bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu tổn thương thận khi xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu. Khi thận bắt đầu suy yếu, chúng không thể lọc và đào thải các muối, chất lỏng và chất thải trong cơ thể. Khi điều này xảy ra, bạn có thể nhận thấy:

  • Mệt mỏi
  • Hụt hơi
  • Ngứa ngáy
  • Sưng chân

Thiếu máu

Đa u tủy ảnh hưởng đến tế bào tạo máu của bạn. Các tế bào u tủy sẽ lấn át các tế bào hồng cầu và gây thiếu máu. Bạn có thể cảm thấy:

  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Hụt hơi
  • Giảm bạch cầu: Suy giảm bạch cầu làm tăng khả năng bị nhiễm trùng như viêm phổi.
  • Giảm tiểu cầu: Số lượng tiểu cầu giảm có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng ngay cả từ vết trầy xước nhỏ, vết cắt hoặc vết bầm tím.

Tổn thương xương

Đa u tủy có thể phá hủy các vùng xương dẫn đến chứng loãng xương, khiến xương của bạn trở nên giòn. Bạn có thể gặp các triệu chứng:

  • Đau xương ở lưng, xương sườn, hông hoặc các vùng khác
  • Xương yếu
  • Gãy xương

Các vấn đề về hệ thần kinh

U tủy có thể dẫn đến một số vấn đề với dây thần kinh. Chèn ép cột sống: Nếu u tủy ảnh hưởng đến xương ở cột sống của bạn, chúng có thể đè lên tủy sống gây chèn ép cột sống khiến bạn cảm thấy:

  • Đau lưng đột ngột, dữ dội
  • Tê hoặc yếu ở chân
  • Yếu cơ, thường gặp ở chân

Bạn nên đi khám ngay nếu có những dấu hiệu kể trên.

Tổn thương thần kinh: Protein của u tủy có thể gây độc cho dây thần kinh dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, gây ra cảm giác như kim châm, thường ở chân và bàn chân.

Hội chứng máu quá đặc - Hyperviscosity: Một lượng lớn protein của u tủy có thể làm cho máu của bạn trở nên đặc hơn. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến não và dẫn đến các triệu chứng:

  • Lú lẫn
  • Chóng mặt
  • Các triệu chứng của đột quỵ như liệt mặt, méo miệng, yếu hoặc tê ở một bên cánh tay và nói lắp

Bạn cần đi khám và gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị đa u tủy, tuy nhiên các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra một số vấn đề tương tự.

Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp kiểm soát và có thể giúp làm dịu cơn đau mãn tính. Vì vậy một chế độ ăn lành mạnh nên được duy trì lâu dài để phát huy hiệu quả của chúng với sức khỏe. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm