Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm đóng hộp có thể gây ngộ độc botulinum không?

Ngộ độc botulinum là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng do chất độc thần kinh được tạo ra bởi các chủng vi khuẩn Clostridium.

Thực phẩm đóng hộp được thực hiện thông qua quy trình đóng hộp, giúp bảo quản và kéo dài thời hạn sử dụng của nhiều loại thực phẩm, bao gồm thịt, cá, rau củ và trái cây. Thực phẩm đóng hộp hiện nay rất phổ biến và bạn có thể mua thực phẩm đóng hộp thông qua hình thức trực tuyến hoặc tại cửa hàng, siêu thị. Tuy nhiên, ở một quốc gia, việc đóng hộp tại nhà là một cách làm phổ biến.

Canned Goods | longwhitekid

Nhiều người lo ngại về sức khỏe và sự an toàn của một số thực phẩm đóng hộp, bao gồm cả khả năng chứa các bệnh có hại như ngộ độc botulinum — một bệnh lý nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin liên quan đến ngộ độc botulinum và những rủi ro liên quan đến thực phẩm đóng hộp.

Ngộ độc botulinum là gì?

Ngộ độc botulinum là một bệnh lý nguy hiểm do độc tố được tạo ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum, ngoài ra còn do các chủng vi khuẩn Clostridium baratii và Clostridium butyricum. Những chất độc này được gọi là chất độc thần kinh botulinum (BoNT) vì chúng gây hại cho hệ thần kinh và thường dẫn đến các dạng tê liệt khác nhau. Do đó, mặc dù căn bệnh này hiếm gặp nhưng đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Dưới đây là một số loại ngộ độc do botulinum:

  • Ngộ độc thực phẩm: nhiễm trùng do tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm độc tố thần kinh botulinum
  • Do vi khuẩn trong ruột: vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và tạo ra các chất độc thần kinh khi các loại vi khuẩn này sống trong ruột
  • Do vết thương nhiễm khuẩn: vết thương hoặc vùng da bị tổn thương hoặc nứt nẻ bị nhiễm vi khuẩn cũng có thể bị nhiễm độc tố thần kinh botulinum
  • Nhiễm độc tố trong quá trình thực hiện các tiểu phẫu: quá trình nhiễm trùng gây ra bởi nồng độ cao của mỹ phẩm hoặc tiêm độc tố trị liệu, ví dụ, tiêm botox
  • Ngộ độc do hít phải: hít phải độc tố botulinum thông qua một sự cố ngẫu nhiên hoặc do chiến tranh sinh học

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm đóng hộp: có lợi hay không?

Trong số này, ngộ độc do thực phẩm nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc botulinum và bài viết này sẽ tập trung đến nguyên nhân này.

Các chủng vi khuẩn chịu trách nhiệm sản xuất độc tố botulinum phát triển lý tưởng trong môi trường kỵ khí (ít oxy) với nồng độ acid thấp, nhiệt độ bảo quản trong khoảng 3–37℃ lượng muối và nước thấp. Do đó, thực phẩm đóng hộp là một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi khuẩn này.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc botulinum

Tùy thuộc vào lượng độc tố có trong thực phẩm bị ô nhiễm mà người bệnh ăn phải, các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc botulinum phát triển trong vài giờ đến vài ngày.

Ví dụ, một đánh giá cách đây 35 năm về các trường hợp ngộ độc ở Thổ Nhĩ Kỳ đã xác định rằng các triệu chứng phát triển 26,9 giờ sau khi bệnh nhân lần đầu tiên tiếp xúc với chất độc. Nghiên cứu khác cho thấy các triệu chứng thường phát triển sau 12 - 48 giờ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp khác, các triệu chứng không xuất hiện cho đến 10 - 15 ngày sau khi tiếp xúc với chất độc. Việc khởi phát các triệu chứng chậm, cùng với các triệu chứng nhẹ thường xuất hiện ở các bệnh do thực phẩm khác, gây khó khăn cho việc chẩn đoán ngộ độc thịt. Các chất độc thần kinh botulinum phá vỡ hệ thống thần kinh, là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng phát triển.

Các triệu chứng ngộ độc thịt có thể nhẹ nhưng sẽ tiến triển nghiêm trọng nếu không được điều trị và có thể gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa và thị giác cũng như các dạng tê liệt, bao gồm: khô miệng, nôn hoặc buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, đau bụng, nhìn mờ hoặc nhìn hoa mắt, sụp mí, đau đầu, liệt mặt, nói lắp, mắc chứng khó nuốt, nghẹt thở, bí tiểu, tê liệt chân tay và suy hô hấp.

Sự kết hợp của các triệu chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Các biện pháp điều trị bệnh có thể bao gồm đặt nội khí quản và hỗ trợ đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) khi cần thiết, cộng với việc sử dụng thuốc chống độc tố, được chứng minh là có hiệu quả đến 24 giờ sau khi các triệu chứng phát triển.

Thực phẩm đóng hộp có an toàn không?

Ở một quốc gia, bảo quản thực phẩm bằng cách đóng hộp tại nhà là phương pháp phổ biến để tạo điều kiện giúp tiếp cận thực phẩm trong thời gian trái vụ. Và cũng theo thống kê, 80% các vụ ngộ độc thực phẩm do botulinum đến từ các loại thực phẩm đóng hộp tại nhà. Ngoài ra, một số sản phẩm đóng hộp thương mại, bao gồm ô liu xanh, cá đóng hộp, thịt đóng hộp, rau và trái cây cũng có khả năng liên quan đến các trường hợp ngộ độc botulinum. Thêm nữa, các sản phẩm sữa thương mại chưa tiệt trùng cũng là thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc

Cách bảo quản bằng đóng hộp tại nhà

  • Chần rau củ trước khi đóng hộp, hoặc cho nước sôi vào rau củ trong lọ trước khi đậy kín.
  • Không thêm muối, giấm hoặc rau chưa nấu chín trong quá trình đóng hộp.
  • Thêm tỏi được chứng minh là làm giảm nguy cơ ngộ độc thịt.
  • Sử dụng thực phẩm đóng hộp tại nhà trong vòng sáu tháng.

Một số câu hỏi liên quan

Nấu ăn có thể tiêu diệt độc tố không?

Các bào tử vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường đóng hộp tạo ra độc khi thực phẩm đó không được nấu với nhiệt độ trên 100℃. Do đó, nấu chín thực phẩm không chỉ đơn giản là tiêu diệt các bào tử vi khuẩn gây ngộ độc mà còn có thể ngăn ngừa ngộ độc bằng cách dùng nồi áp suất, khử trùng thiết bị nấu nướng và bảo quản dụng cụ, đồng thời sử dụng các biện pháp vệ sinh thực phẩm an toàn

Phát hiện thực phẩm đóng hộp đã bị nhiễm botulinum như thế nào?

Theo các khuyến nghị, bạn nên loại bỏ các thực phẩm đóng hộp đã có các dấu hiệu sau:

  • Hộp bảo quản bị rò rỉ, căng phồng lên hoặc phình ra
  • Hộp có vẻ bị dập hoặc nứt
  • Khi mở có chất lỏng hoặc bọt phun ra
  • Thức ăn bên trong bị mốc, có mùi hôi hoặc bị đổi màu

Đọc thêm bài viết: Phòng ngộ độc Botulinum, người chuộng thực phẩm đóng hộp cần biết

Có nên ngửi hoặc chạm vào thực phẩm bị ô nhiễm không?

Các chất độc botulinum không thể xâm nhập vào cơ thể qua da nguyên vẹn hoặc từ thực phẩm có mùi thông thường. Tuy nhiên, nếu bạn chạm vào thực phẩm bị ô nhiễm và sau đó chạm vào phần niêm mạc, chất độc có thể được hấp thụ qua màng nhầy trong mắt hoặc mũi. Cùng vói đó, chất độc cũng có thể lây nhiễm qua vết thương hở hoặc vết xước trên da. Vì vậy, vệ sinh tay, bao gồm rửa tay thường xuyên là rất quan trọng.

Ngộ độc qua đường hô hấp rất hiếm, thường chỉ được báo cáo trong các trường hợp chất độc được phun vào không khí hoặc trong trường hợp người bệnh có sử dụng các loại ma túy. Hơn nữa, ngộ độc botulinum không được coi là bệnh truyền nhiễm, nhưng bệnh có thể lây lan nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị ngộ độc qua mắt, mũi, miệng hoặc vùng da bị thương.

Ngộ độc botulinum là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng do chất độc thần kinh được tạo ra bởi các chủng vi khuẩn Clostridium. Đặc biệt, các loại thực phẩm đóng hộp là nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc botulinum, gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào lượng chất độc tiếp xúc. Các triệu chứng nguy hiểm của bệnh gồm khó nuốt, nhức đầu, đau bụng, suy hô hấp và cuối cùng là tử vong nếu bệnh không được điều trị.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

Bình luận
Tin mới
  • 15/06/2025

    5 thói quen gây cao răng

    Cao răng không hình thành ngay lập tức mà là kết quả của những thói quen tưởng chừng vô hại trong sinh hoạt hàng ngày. Nhận biết và điều chỉnh kịp thời những thói quen này sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ cao răng hiệu quả hơn...

  • 15/06/2025

    BMI: Liệu có còn là thước đo sức khỏe đáng tin cậy?

    Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng BMI đã bị giám sát chặt chẽ vì phân loại sai những người có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến béo phì mà không tính đến các yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như bao nhiêu phần trăm trọng lượng của họ đến từ cơ và mỡ của họ nằm ở đâu.

  • 14/06/2025

    Uống quá nhiều nước có hại không?

    Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động tốt. Mất nước gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước dẫn đến dư thừa nước cũng gây hậu quả nghiêm trọng.

  • 14/06/2025

    Hiến máu cứu người: Hành động ý nghĩa và nhân văn

    Máu là nguồn sống quý giá, là món quà vô giá mà con người có thể trao tặng lẫn nhau để duy trì sự sống. Trong những tình huống khẩn cấp như tai nạn, phẫu thuật hay điều trị các bệnh lý nghiêm trọng, việc tiếp cận nguồn máu an toàn là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết.

  • 13/06/2025

    6 cách ăn cam giúp giảm cân nên thử

    Nhiều người thích ăn cam nhưng e ngại lượng đường trong cam ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Tìm hiểu cách ăn cam giúp no lâu và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

  • 13/06/2025

    Những điều cần biết về nhóm máu và truyền máu: Kiến thức quan trọng cho sức khỏe cộng đồng

    Máu là nguồn sống quý giá, đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sự sống và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Từ những phát hiện mang tính cách mạng của Karl Landsteiner vào đầu thế kỷ 20 về nhóm máu cho đến các tiến bộ y học hiện đại trong lĩnh vực truyền máu, con người đã không ngừng khám phá và hoàn thiện kiến thức về lĩnh vực này.

  • 12/06/2025

    Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong mùa hè

    Mùa hè là thời điểm các em nhỏ được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập căng thẳng. Đây cũng là dịp để các gia đình tổ chức những chuyến đi chơi, hoạt động ngoại khóa, hay đơn giản là để trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cùng với niềm vui ấy là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh về tai nạn trẻ em mùa hè, một vấn đề có xu hướng gia tăng đáng kể trong giai đoạn này.

  • 12/06/2025

    Uống nước có giúp giảm cân không?

    Khi muốn giảm cân, mọi người thường tập trung vào tập luyện và ăn ít thực phẩm giàu calo, tăng lượng rau. Tuy nhiên, việc uống đủ nước cũng có thể giúp bạn giảm cân...

Xem thêm