Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng ngộ độc Botulinum, người chuộng thực phẩm đóng hộp cần biết

Thực phẩm đóng hộp là cách giúp bảo quản thực phẩm được lâu và an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, thực phẩm đóng hộp cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc như nhiễm độc tố Botulinum nếu chế biến, bảo quản và sử dụng không đúng cách.

Thực phẩm đóng hộp là gì?

Đóng hộp là phương pháp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài bằng cách đóng gói chúng trong những hộp kín. Quá trình đóng hộp có thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào loại thực phẩm chứa trong hộp, tuy nhiên, có 3 bước chính bao gồm:

Chế biến

Thực phẩm sẽ được bóc vỏ, cắt nhỏ, thái lát, băm nhỏ, lọc xương hoặc nấu chín.

Đóng hộp

Thực phẩm được đưa vào hộp và đóng kín.

Đóng hộp là phương pháp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài.

Làm nóng

Các hộp sẽ được làm nóng đến một nhiệt độ nhất định để tiêu diệt các vi khuẩn có hại và ngăn chặn tình trạng bị hư hỏng của thực phẩm.

Việc đóng hộp có thể giữ thực phẩm ổn định và có thể sử dụng thực phẩm đó một cách an toàn trong vòng từ 1 - 5 năm. Các loại thực phẩm thường được đóng hộp bao gồm trái cây, rau, các loại đậu, súp, thịt và hải sản.

Lưu giữ được hầu hết dinh dưỡng của thực phẩm

Nhiều người cho rằng, thực phẩm đóng hộp có ít giá trị dinh dưỡng hơn thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm đông lạnh. Nhưng các nghiên cứu cho thấy, điều này không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, việc đóng hộp có thể lưu giữ được hầu hết các chất dinh dưỡng của thực phẩm.

Protein, carbohydrate và chất béo thường sẽ không bị ảnh hưởng bởi quá trình chế biến. Đa số các chất khoáng và các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, và K cũng sẽ được bảo toàn.

Do vậy, các loại thực phẩm giàu những chất dinh dưỡng trên vẫn sẽ lưu giữ được các chất đó sau khi được đóng hộp.

Ngô, cà chua đóng hộp là nguồn cung cấp chất ôxy hóa cao hơn ở dạng tươi.

Do quá trình đóng hộp sẽ sử dụng nhiệt độ cao, nên một số loại vitamin tan trong nước, ví dụ như vitamin C và vitamin nhóm B có thể sẽ bị phá hủy. Đây là những loại vitamin nhạy cảm với nhiệt độ và không khí nói chung, do vậy, chúng cũng có thể sẽ bị mất đi trong quá trình chế biến, nấu nướng và bảo quản thực phẩm thông thường tại nhà.

Mặc dù thực phẩm đóng hộp sẽ mất đi một vài loại vitamin nhất định, nhưng lượng các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe khác, thậm chí có thể tăng lên.

Cà chua và ngô sẽ tiết ra nhiều chất chống ôxy hóa hơn khi được làm nóng, do vậy, cà chua và ngô đóng hộp có thể sẽ là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt hơn cà chua và ngô tươi.

Có thể gây ngộ độc

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc Botulinum do sử dụng thực phẩm đóng hộp xảy ra với triệu chứng nặng, như vụ ngộ độc pate Minh Chay, ngộ độc bún chay ở Bình Dương; hay vụ ngộ độc ở Kon Tum do người dân chế biến cá ủ muối đóng vào hộp rồi bỏ ra ăn…

Các ca ngộ độc này có diễn biến nặng bởi người dùng nhiễm độc tố Botulinum, độc tố được sinh ra trong môi trường yếm khí, điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Bảo quản trong điều kiện không đảm bảo, đồ hộp có thể gây ngộ độc.

Độc tố của Clostridium Botulinum có độc lực mạnh hơn độc tố của tất cả các vi khuẩn khác. Botulinum chịu được men tiêu hóa và môi trường axit nhẹ của dạ dày, mất tác dụng bởi kiềm và nhiệt độ cao. Thời gian ủ bệnh từ 8 tới 10 giờ, có trường hợp chỉ 4 giờ với các biểu hiện như nôn, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, yếu ớt, da khô, đau bụng, bụng chướng, táo bón; giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, liệt cơ tim...

Trước đây, các ca ngộ độc Botulinum rất hiếm gặp, tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng ngộ độc tăng lên do trào lưu sử dụng túi hút chân không đựng thực phẩm. Cách sử dụng đơn giản, tiện lợi, giá thành lại rẻ đã khiến nhiều người dân lạm dụng cách bảo quản thực phẩm này. Kèm theo đó là phương pháp bảo quản thực phẩm không đúng, sử dụng tủ lạnh không đúng cách, đun lại thực phẩm không đủ chín trước khi ăn.

Cách sử dụng thực phẩm đóng hộp an toàn

Khi sử dụng đồ hộp, cần quan sát bên ngoài, nếu thấy hộp phồng, méo thì sản phẩm đã bị lỗi và có khả năng trong sản phẩm xuất hiện vi khuẩn kỵ khí, sinh độc tố. Nếu trong quá trình bảo quản ở nhà mà đồ hộp bị phồng thì cũng không nên sử dụng.

Ngoài ra, nên chọn mua đồ hộp có đủ nhãn, ghi đầy đủ thông tin như tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thực phẩm; xuất xứ hàng hóa, định lượng; ngày sản xuất, hạn sử dụng; thành phần, định lượng; hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Không nên dùng lại đồ hộp dùng dở.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nên mua các sản phẩm có hạn sử dụng dài ngày và sử dụng chúng trước khi hết hạn sử dụng.

Ngoài ra khi mua đồ hộp về, nên ăn hết ngay sau khi mở nắp. Những hộp đã mở nhưng chưa sử dụng hết cũng không nên dùng lại vì khi đó vi khuẩn dễ tấn công gây hư hỏng làm biến chất thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Đối với những người có bệnh lý nền như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch phải đọc kỹ thông tin về hàm lượng muối trên một đơn vị sản phẩm để ước lượng lượng muối nạp vào, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Hướng dẫn của WHO về ngộ độc Botulism.

BS. Quốc Hùng - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 23/05/2025

    Chấy rận: Những điều bạn cần biết

    Chấy là loài côn trùng sáu chân nhỏ xíu bám vào da đầu và cổ của bạn và hút máu người. Mỗi con chấy chỉ có kích thước bằng một hạt vừng, vì vậy chúng rất khó phát hiện.

  • 22/05/2025

    6 loại thực phẩm giúp răng trắng đẹp

    Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.

  • 22/05/2025

    Thêm bằng chứng cho thấy vaccine HPV giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

    HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.

  • 21/05/2025

    Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

    Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • 21/05/2025

    Hướng dẫn giảm căng thẳng trong mùa thi

    Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.

  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm