Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 loại thực phẩm tốt cho người bị rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ. Những người bị rối loạn mỡ máu cần phải thay đổi lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

1. Chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là tình trạng rối loạn lipid máu, được đặc trưng bởi nồng độ lipid lưu thông bất thường, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ.

Mỡ máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cholesterol. Mỡ máu tăng cao khi cholesterol xấu tăng và cholesterol tốt giảm. Một thành phần quan trọng khác của mỡ máu đó là triglycerid. Tăng chỉ số này thường kéo theo tăng cholesterol toàn phần, tăng cholesterol xấu LDL và giảm cholesterol tốt HDL.

Nguyên nhân chính gây rối loạn mỡ máu thường do chế độ ăn uống không hợp lý cùng với lối sống không lành mạnh, ít vận động, hút thuốc lá, nghiện rượu, ăn nhiều chất béo, nội tạng động vật…

Ngoài ra, các yếu tố khác như: béo phì, đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa, hội chứng thận hư, bệnh thận mạn tính, suy giáp, tiền sử gia đình… cũng làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.

Lượng mỡ trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu gây xơ vữa mạch máu và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác của cơ thể. Nếu động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi tim gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử.

3 loại thực phẩm tốt cho người bị rối loạn mỡ máu - Ảnh 2.

Rối loạn mỡ máu có thể dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ.

2. Người bị rối loạn mỡ máu nên ăn gì, kiêng gì?

Theo ThS. BSNT Nguyễn Xuân Tuấn, Giảng viên Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, rối loạn mỡ máu là tình trạng khá thường gặp, nhất là ở độ tuổi trung niên. Nếu để kéo dài có thể làm tăng rủi ro các vấn đề về tim mạch hay đột quỵ.

Trong chế độ ăn uống cho người rối loạn mỡ máu nên sử dụng các loại thực phẩm bao gồm: trái cây tươi, rau xanh, chất xơ, đậu, lạc, dầu thực vật, cá giàu omega-3… giúp kiểm soát mỡ máu.

Cần lưu ý hạn chế các loại thực phẩm như: đồ chiên rán, bơ, sữa nguyên kem, kem tươi, nước sốt chế biến sẵn, mỡ động vật, da gà, da vịt, nội tạng động vật (lòng lợn, bầu dục, gan, óc, tim), trứng, bánh nướng, bánh ngọt, sô cô la, mật ong, mứt, đường trắng, đồ uống có đường, rượu bia…

Ngoài ra nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, phải giảm cân nếu thừa cân. Cần điều trị tốt các bệnh khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy giáp…

3. Một số thực phẩm giúp kiểm soát rối loạn mỡ máu

3.1. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật

Cholesterol thường được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các sản phẩm từ sữa, thịt và trứng chứa cả chất béo bão hòa và cholesterol. Lượng chất béo bão hòa làm tăng nồng độ cholesterol LDL.

Trong khi đó, hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau, trái cây, ngũ cốc và các loại đậu đều rất ít chất béo bão hòa và không chứa cholesterol. Ngoài ra, chúng rất giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và cải thiện mức cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể.

Chất xơ hòa tan có trong các loại đậu, yến mạch, nhiều loại trái cây và rau quả giúp làm giảm cholesterol LDL, giảm viêm và hạ huyết áp.

Đặc biệt, sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành trong chế độ ăn uống có thể giúp làm giảm lượng chất béo bão hòa và cholesterol. Isoflavone trong đậu nành cũng có tác dụng ức chế tổng hợp cholesterol và hàm lượng chất xơ trong thực phẩm đậu nành thúc đẩy bài tiết cholesterol.

3 loại thực phẩm tốt cho người bị rối loạn mỡ máu - Ảnh 4.

Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật tốt cho người bị rối loạn mỡ máu.

3.2. Thịt trắng và cá

Người bị rối loạn mỡ máu nên ăn các loại thịt trắng như thịt gia cầm không da, ức gà và cá. Chúng là loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp. Nên chọn các loại cá giàu axit béo omega-3 như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá cơm...

Hạn chế ăn các loại thịt đỏ chứa hàm lượng cholesterol cao như thịt bò, ngựa, trâu… và thịt mỡ.

3.3. Dầu thực vật

Một số nghiên cứu gợi ý thay thế chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa bằng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Điều đó có thể làm giảm đáng kể cholesterol LDL.

Dầu ô liu là một lựa chọn tốt trong chế độ ăn uống thay thế cho chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.

Theo nghiên cứu, axit béo chủ yếu trong dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn được gọi là axit oleic, chiếm 73% tổng hàm lượng dầu.

Dầu ô liu cũng rất giàu chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và giúp bảo vệ cholesterol trong máu khỏi quá trình oxy hóa. Ngoài ra có thể lựa chọn một số loại dầu thực vật khác như: dầu hạt cải, hạt nho, bơ...

3 loại thực phẩm tốt cho người bị rối loạn mỡ máu - Ảnh 5.

Dầu ô liu giúp chống viêm và bảo vệ cholesterol trong máu khỏi quá trình oxy hóa.

Theo ThS. BS Nguyễn Xuân Tuấn, nếu người bệnh thay đổi lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống từ 3-6 tháng mà không cải thiện mỡ máu thì có thể bác sĩ sẽ cho chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu. Tuy nhiên việc điều trị sẽ lâu dài và nếu ngừng thuốc thì tình trạng mỡ máu có thể tăng trở lại. Ngoài ra, việc dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ, nhất là cảm giác mệt mỏi. Do đó người bệnh cần kiên trì thực hiện lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cần làm gì khi bị rối loạn mỡ máu?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm