1. Chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên
Để tiêu hóa một bữa ăn lớn, cơ thể tạo ra nhiều nhiệt trao đổi chất hơn trong khi phân hủy thức ăn.
Trong mùa hè nóng nực, bạn nên chia nhỏ bữa ăn và thời lượng giữa các bữa thường xuyên hơn để cơ thể vừa được cung cấp năng lượng vừa đủ và tránh được mệt mỏi do hệ thống tiêu hóa phải làm việc quá tải.
Nên tránh xa các loại thực phẩm giàu protein vì chúng cũng làm tăng mức nhiệt trao đổi chất của bạn.
2. Ăn nhiều rau xanh chống lại nắng nóng
Tất cả các loại rau xanh đều có hàm lượng nước cao nên dễ tiêu hóa. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn không phải làm việc quá sức, giúp bạn tiết kiệm năng lượng và giữ cho bạn mát mẻ.
Rau xanh chứa một lượng nước lý tưởng giúp cơ thể bạn giữ nước một cách tự nhiên. Các loại rau như cải xanh, bắp cải, rau muống, mồng tơi, rau ngót... rất tốt để ăn hàng ngày giúp giải nhiệt cơ thể.
Ăn nhiều rau xanh giúp cơ thể bạn mát mẻ hơn trong mùa nóng.
Dưa chuột có khả năng dưỡng ẩm đáng kinh ngạc trong khi bí xanh, chứa vitamin C và các chất dinh dưỡng thực vật quan trọng, cũng là một nguồn mangan tuyệt vời, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
3. Giải nhiệt với trái cây
Theo ThS. BS. Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Trái cây và rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất… Vào mùa nắng nóng bạn cần bổ sung các loại trái cây để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể mà lại chứa ít calo.
Tăng cường các loại trái cây giúp giải nhiệt mùa nắng nóng.
Dưa hấu, đào (chỉ 35-50 calo), dứa và táo (95 calo với 4g chất xơ) có thể hoạt động như máy điều hòa nhiệt độ bên trong cơ thể. Táo cũng chứa một loại chất xơ hòa tan được gọi là pectin, giúp giảm cảm giác đói và giúp giảm cân.
4. Sử dụng gia vị phù hợp
Mọi người thường nghĩ các loại gia vị sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một lượng nhỏ thức ăn cay và ớt kích thích các cơ quan cảm nhận nhiệt trong miệng. Điều này làm tăng lưu thông, khiến bạn đổ mồ hôi, từ đó giúp làm mát cơ thể bạn.
Sử dụng gia vị cay vừa phải trong các món ăn hàng ngày cũng giúp "hạ nhiệt" cơ thể.
5. Tránh uống rượu bia và đồ uống có đường
Vào mùa hè, nhiều người thường uống bia hoặc các loại nước có gas để tạo cảm giác sảng khoái và "đã khát". Tuy nhiên, những loại đồ uống này có các chất gây lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, điều này không tốt cho sức khỏe.
Tương tự, nước ngọt và cà phê cũng vậy, bởi nước có đường nên có thể tạo cảm giác giải khát tạm thời, nhưng lại làm tăng nhu cầu nước của cơ thể. Do đó, hãy tránh xa đồ uống có caffeine như cà phê và cola làm tăng nhiệt độ trao đổi chất của cơ thể.
Đồ uống có đường làm cơ thể mất nước nhiều hơn.
6. Uống đủ nước
Mùa nắng nóng, cung cấp đủ nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Các loại nước có tính giải khát như nước dừa, nước trái cây như dưa hấu, cam, đào, dứa... tốt cho sức khỏe sẽ giúp bổ sung lượng điện giải khi bị mất qua mồ hôi do nắng nóng. Đồng thời, chúng là những loại quả rất giàu vitamin C giúp giữ ẩm tốt cho cơ thể.
Theo khuyến cáo chung, đối với một người khỏe mạnh bình thường nên uống khoảng 8 ly nước, tương đương 2 lít nước mỗi ngày. Đây là tổng lượng chất lỏng bạn cần cung cấp cho cơ thể, bao gồm nước lọc và các loại đồ uống cùng thực phẩm chứa nhiều nước khác. Vào mùa nóng, bạn có thể tiêu thụ nhiều hơn mức này tùy theo nhu cầu của cơ thể.
ThS. BS. Lê Thị Hải lưu ý, hãy mang theo bên mình một chai nước, luôn tự nhắc mình uống nước đầy đủ sẽ khiến sức khỏe và hiệu quả công việc tăng lên đáng kể.
Để chống mất nước, sốc nhiệt, cần luôn nhớ uống đủ nước, không để khi cảm thấy khát mới uống nước. Nhưng nếu chỉ uống nước lọc thôi không đủ do mùa hè, lượng mồ hôi mất đi quá nhiều do hoạt động thể lực, làm việc môi trường nắng nóng nên tốt nhất uống nước pha loãng muối đường (oresol) để vừa cung cấp nước, cung cấp điện giải mất đi theo mồ hôi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 3 loại trái cây tưởng mát nhưng thực ra lại gây nóng ngày hè.
Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.
“Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.
Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...
Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!
Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.
MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.