Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn trái cây nguyên quả sẽ có nhiều lợi ích hơn những loại trái cây được trộn thành sinh tố. Họ cảnh báo rằng việc nạp quá nhiều sinh tố với quá nhiều trái cây và/hoặc thêm sữa (sữa tươi, sữa đặc, sữa chua) có thể biến thức uống có lợi cho sức khỏe của bạn thành một "quả bom calo". Khi chế biến các loại quả thành món sinh tố, bạn có xu hướng nạp nhiều lượng calo hơn bình thường và có thể phá hỏng kế hoạch giảm cân của bạn.
Tuy vậy, vào mùa hè, nếu muốn sử dụng các loại sinh tố kết hợp trong thực đơn giảm cân, bạn nên chú ý cẩn thận về các thành phần và kích thước khẩu phần bạn tiêu thụ hàng ngày.
Bạn nên tránh xa chuối và bơ có hàm lượng calo cao và ưu tiên các loại trái cây ít calo, ít đường với hàm lượng nước cao để cung cấp vị ngọt mà không chứa nhiều calo.
Dưới đây là những loại trái cây bạn nên thêm vào sinh tố giảm cân của mình trong mùa hè này.
Táo là một món ăn nhẹ lý tưởng với người muốn giảm cân.
Nếu bạn ăn cả vỏ, nó rất giàu chất xơ, khiến táo trở thành một loại thực phẩm có chỉ số GI thấp. "GI" là viết tắt của chỉ số đường huyết, thang điểm từ 0 đến 100 cho biết một loại thực phẩm sẽ làm tăng lượng đường trong máu trong vòng 2 giờ sau khi ăn.
Táo ở mức GI là 36, chỉ số đường huyết khá thấp. Một quả táo cỡ trung bình chứa khoảng 62 calo và 12 gam đường tự nhiên.
Dưa lưới chứa nhiều nước và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả.
Quả dưa lưới chín mọng chứa gần 90% là nước và giàu chất xơ, điều này làm cho nó trở thành một loại trái cây lý tưởng cho món sinh tố giúp giảm cân của bạn.
Một chén dưa lưới chứa 12,6 gam đường và 60 calo, không nhiều đối với tất cả các chất dinh dưỡng, bao gồm beta-carotene, folate, vitamin C và kali mà bạn đang nhận được.
Kiwi không phải là loại trái cây sinh tố phổ biến nhất để giảm cân, nhưng rất đáng để thử.
Kiwi là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, cung cấp ít nhất 3 gam chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn, có thể giúp giảm tác động của đường trong trái cây lên lượng đường trong máu.
Một khẩu phần kiwi chứa 64 calo và 9 gam đường. Các nghiên cứu cho thấy ăn quả kiwi thường xuyên có thể làm giảm khối lượng chất béo trong cơ thể và giảm huyết áp.
4. Bưởi
Ăn bưởi tươi mỗi ngày là một chiến lược giảm cân hiệu quả.
Nghiên cứu trên Tạp chí Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ cho thấy những người ăn nửa quả bưởi tươi trước bữa ăn giảm trung bình 3,5 pound (tương đương 1,57kg) trong 12 tuần. Nghiên cứu cũng cho thấy, phản ứng với insulin của những người tham gia cũng được cải thiện.
Vì vậy, nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, bạn có thể ăn một nửa quả bưởi mỗi ngày hoặc làm sinh tố bưởi để thay thế bữa ăn. Một nửa quả bưởi ép nước chỉ chứa 37 calo và 8,5 gam đường.
Dâu tây và quả mâm xôi là những loại quả mọng hỗ trợ giảm cân.
Những loại quả mọng này chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hàm lượng nước và chất xơ cao, làm cho nó trở thành một loại trái cây tuyệt vời để duy trì cân nặng.
Trong dâu tây có 49 calo, 7 gam đường và khoảng 3 gam chất xơ trên 1 cốc khẩu phần. Quả mâm xôi có lượng đường thấp hơn, chỉ 2,6 gam cho mỗi khẩu phần và 57 calo.
Dưa hấu thực sự tốt cho những người muốn giảm cân.
Dưa hấu là một ví dụ về một loại trái cây có chỉ số đường huyết cao nhưng thực sự tốt cho những người thừa cân hoặc có lượng đường trong máu cao vì nó chứa nhiều nước và chất xơ và ít carbohydrate.
Một nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Nutrients đã so sánh những người thừa cân ăn đồ ăn nhẹ hàng ngày gồm dưa hấu hoặc bánh quy ít chất béo trong 4 tuần. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng dưa hấu làm cho các đối tượng ít đói hơn sau khi ăn và khi kết thúc thử nghiệm đã giảm trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể, huyết áp và tỷ lệ eo-hông. Một cốc dưa hấu chỉ cung cấp 45 calo và khoảng 9 gam đường.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.