Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh gout mạn tính làm gì để kiểm soát và tránh biến chứng

Bệnh gout mạn tính thường có các biểu hiện đau nhức khớp xương gây trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Vì vậy, việc hiểu rõ về biến chứng và làm gì để kiểm soát được bệnh là vô cùng quan trọng.

Nhập viện vì tự chữa gout

Mắc bệnh gout từ năm 2009, ông N.V.D sinh năm 1952 ở Bắc Kạn thường xuyên phải sử dụng thuốc bảo hiểm tại Bệnh viện gần nhà. Tuy nhiên, cơn đau khớp xảy liên tục nên ông mua nhiều loại thuốc đông, tây y được quảng cáo trên mạng internet để uống với mong muốn khỏi bệnh.

Gần đây, ông D có tình trạng bàn ngón tay bị hạt tophi gây biến dạng, sưng nề tấy đỏ, đau chảy mủ, sốt cao, chân sưng to, phù nề toàn thân nên được gia đình đưa đi bệnh viện Bạch Mai khám. Sau khi thăm khám các bác sĩ chẩn đoán ông bị nhiễm khuẩn hạt tophi/ gout mạn tính.

Gout mạn tính gây biến chứng thế nào?

Gout mạn tính là một dạng viêm khớp phổ biến gây ra những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai nhưng nhiều hơn cả là nam giới ở tuổi trung niên. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng, cụ thể.

Tổn thương khớp

Bệnh gout mạn tính biểu hiện bằng sự xuất hiện của các cục tophi và tình trạng viêm đa khớp. Trong giai đoạn này, các biến chứng nguy hiểm hoàn toàn có thể phát sinh, đôi khi còn đe dọa tính mạng. Tốt nhất nên điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ kết hợp với điều chỉnh lối sống lành mạnh.

Bệnh gout mạn tính đặc trưng bởi sự hình thành các cục tophi tại khớp, đây là tập hợp của rất nhiều tinh thể muối urat. Hạt tophi phát triển có thể gây ăn mòn da và làm hỏng mô sụn quanh khớp. Ngoài gây ra các cơn đau mạn tính thì còn khiến khớp bị biến dạng. Nhiều trường hợp khớp còn bị phá hủy hoàn toàn, dẫn tới bại liệt.

Tổn thương thận

Sự gia tăng quá cao của nồng độ acid uric dư thừa sẽ khiến cho thận và hệ thống tiết niệu suy giảm chức năng. Các tinh thể muối urat có thể lắng đọng tại thận và đường tiết niệu. Tổn thương thận thường thấy là sỏi thận, tắc ống thận, viêm khe thận… Nếu không sớm can thiệp, người bệnh có thể bị suy thận hay nhiễm độc thận.

Tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

Đây cũng là một biến chứng rất nguy hiểm của bệnh gout mạn tính, xảy ra khi tinh thể muối urat lắng đọng trong lòng mạch máu. Từ đó cản trở quá trình lưu thông máu và gây ra những tổn thương trong hệ mạch, đau tim, viêm màng cơ tim.

Ngoài ra, tinh thể muối urat có có thể tích tụ tại mạch máu não. Điều này làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và tai biến ở người bệnh. Nếu không được phát hiện kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa.

Một số biến chứng khác

Ngoài các biến chứng nguy hiểm nêu trên, bệnh gout mạn tính còn có tiềm ẩn nguy cơ phát sinh hàng loạt vấn đề khác:

  • Khô mắt, tầm nhìn kém, đục thủy tinh thể, rối loạn cảm xúc.
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Việc dùng thuốc điều trị gout mạn tính kéo dài có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Bệnh gout mạn tính làm gì để kiểm soát bệnh và tránh biến chứng - Ảnh 2.

Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống- sinh hoạt là một trong những yếu tố quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh gout.

Làm gì để kiểm soát bệnh gout mạn tính?

Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu…người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt là một trong những yếu tố quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh gout.

Người bệnh gout cần tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua…

Người bệnh gout có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150g/24 giờ. Không uống rượu,..

Trong cơn đau người bệnh gout tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi vì sự vận động làm phóng thích nhiều hơn các tinh thể muối urat vào trong khớp. Hậu quả là khớp sưng đau nhiều hơn. Tốt nhất nằm nghỉ ngơi hoặc bất động bằng nẹp hay bột sẽ giúp giảm đau tốt hơn.

Ngoài cơn đau do gout cần phải có chế độ lao động và sinh hoạt thích hợp với tình trạng khớp đau. Nếu làm quá sức sẽ làm khớp mau hư hơn.

  • Cần giảm cân, tránh béo phì.
  • Cần vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên.
  • Cần tránh làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao với cường độ mạnh.
  • Cần giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh, tránh dầm mưa lạnh.
  • Cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng .
  • Cần ngâm chân nước nóng hàng tối, có thể làm thường xuyên nhưng không nên dung nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.
  • Cần uống nhiều nước, khoảng 2 - 4lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng kiềm. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.

Tóm lại

Bệnh gout là một trong số các bệnh viêm khớp rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên bệnh lý này nên thường phát hiện muộn hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác.

Do đó nếu có các biểu hiện nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc sẽ khiến bệnh nguy hiểm và trầm trọng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Biểu hiện của bệnh gout và cách chữa hiệu quả.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

Xem thêm