Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lưu ý khi dùng kháng sinh điều trị các bệnh ở mắt

Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị một số bệnh về mắt do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên việc lựa chọn thuốc, đường dùng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ..

Kháng sinh là thuốc thường được dùng trong các bệnh về mắt, đặc biệt là nhiễm trùng mắt do vi khuẩn gây ra.

Nhiễm trùng mắt có thể gặp ở một hoặc cả hai mắt với các triệu chứng: Đỏ mắt, ngứa, nóng rát hay kích ứng mắt, chảy nước mắt, sưng tấy...

Để được điều trị bằng kháng sinh cho các bệnh ở mắt chính xác, hiệu quả, an toàn, người bệnh cần thăm khám ở các cơ sở y tế tin cậy và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, hướng dẫn dùng thuốc.

Lưu ý khi dùng kháng sinh điều trị các bệnh ở mắt - Ảnh 2.

Cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh ở mắt để lựa chọn có nên dùng kháng sinh điều trị hay không.

1. Một số kháng sinh thường dùng điều trị các bệnh ở mắt

Kháng sinh tetracyclin

Thuốc mỡ tetracyclin 1% được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu như viêm kết mạc, đau mắt hột ở vùng dịch. Ngoài ra, tetracyclin cũng có hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa viêm kết mạc sơ sinh, phối hợp đường uống trong điều trị nhiễm Chlamydia tại mắt.

Thuốc thấm tốt qua biểu mô giác mạc khi tra mắt. Hiện nay hiệu quả điều trị của nhóm này giảm mạnh, tỷ lệ kháng thuốc tăng, nên hầu như không còn được lựa chọn để điều trị.

Cloramphenicol

Thuốc cloramphenicol thấm tốt qua biểu mô giác mạc, gồm dạng thuốc mỡ, dung dịch 0,4% và qua được hàng rào máu - mắt khi dùng toàn thân. Chỉ dùng điều trị toàn thân khi thất bại với các thuốc ít độc khác.

Các thuốc chứa cloramphenicol thường dùng trị viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm loét giác mạc, viêm loét bờ mi, viêm tuyến lệ, đau mắt hột.

Aminoglycosid

Các thuốc nhóm này (bao gồm neomycin, tobramycin, gentamycin) có thể dùng tra mắt dạng nước, mỡ hoặc tiêm cạnh nhãn cầu.; dùng trong điều trị các bệnh: Viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt, viêm túi lệ, bệnh nhiễm trùng mắt trước hoặc sau phẫu thuật mắt và sau chấn thương mắt.

Tuy nhiên, dùng thuốc tra mắt trong thời gian dài có thể gây độc với biểu mô giác mạc, trợt biểu mô dạng đốm, chậm liền biểu mô, thiếu máu, phù kết mạc...

Fluroquinolon

Bao gồm ofloxacin, levofloxacin, ciprofloxacin... Các thuốc nhóm này dùng trong trị viêm loét giác mạc, viêm kết mạc, đau mắt hột, viêm bờ mi và viêm sụn mi.

Thuốc ít gây độc với biểu mô giác mạc hơn so với kháng sinh aminoglycosid (ngoại trừ ciprofloxacin gây lắng đọng trắng trên giác mạc). Khả năng thấm qua giác mạc tốt khi dùng đường tra mắt (nồng độ ofloxacin trong thủy dịch cao hơn so với các thuốc khác), khả năng xâm nhập qua hàng rào máu – mắt tốt khi dùng đường toàn thân.

Lưu ý khi dùng kháng sinh điều trị các bệnh ở mắt - Ảnh 3.

2. Các cách dùng kháng sinh điều trị các bệnh ở mắt

2.1.Điều trị tại chỗ

Tra, nhỏ thuốc: Đây là phương pháp điều trị bệnh ở mắt khá thuận tiện, dễ sử dụng, đồng thời giúp kháng sinh tập trung tại chỗ cần điều trị. Tuy nhiên, thuốc dễ bị rửa trôi, đặc biệt thuốc dạng lỏng. Một số thuốc khó vượt qua được hàng rào sinh lí của mắt để vào được chỗ bị viêm.

Lưu ý:

  • Dạng thuốc lỏng nên dùng nhiều lần trong ngày, không chớp mắt nhiều lần sau khi tra.

  • Dạng thuốc dịch treo cần lắc đều trước khi sử dụng để phân tán đồng đều thành phần của thuốc.

  • Dạng thuốc mỡ có thời gian lưu lại trên mắt lâu hơn và khả năng vào được hàng rào giác mạc cao hơn nên tần suất dùng ít hơn, thường dùng vào buổi tối.

Nếu phối hợp các kháng sinh tra mắt cần tra thuốc dạng lỏng trước, dạng thuốc mỡ sau, cách nhau 5 phút để tránh bị rửa trôi.

Truyền rửa tại mắt: Thường dùng khi mắc phải nhiễm khuẩn mắt nặng (như viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh). Phương pháp này giúp đưa kháng sinh vào mắt liên tục và rửa trôi vi khuẩn nhanh chóng.

Tiêm tại mắt: Phương pháp này có thể dùng phối hợp với tra thuốc tại mắt giúp đạt nồng độ kháng sinh cao hơn tại vị trí nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, có thể gây nhiều biến chứng hơn.

Lưu ý, phương pháp chỉ được thực hiện khi có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3.2. Điều trị kháng sinh toàn thân

Chỉ định khi đường tra thuốc thất bại hay kém hiệu quả, nhiễm khuẩn mắt nặng và mắc bệnh ở mắt có căn nguyên toàn thân.

Chỉ áp dụng với thuốc có khả năng xâm nhập tốt qua hàng rào máu – mắt khi dùng đường toàn thân.

Ở các nhiễm khuẩn trong hốc mắt hay mi mắt, tuyến lệ, ống lệ mũi, hàng rào máu- mắt không đi vào được các cấu trúc này, thì đường toàn thân sẽ dễ dàng đến các vị trí viêm hơn.

Cần lưu ý, lựa chọn thuốc trong điều trị các bệnh về mắt cần ưu tiên điều trị bằng đường tra, nhỏ mắt. Chỉ khi thất bại hoặc kém hiệu quả với tra nhỏ mắt, hay nhiễm khuẩn nặng, cần phối hợp thêm truyền rửa tại mắt, tiêm tại mắt và các phương pháp điều trị toàn thân.

4. Dùng thuốc sao cho an toàn?

Để dùng thuốc an toàn, hiệu quả, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:

  • Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

  • Không được tự ý tăng/giảm liều dùng khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

  • Trong thời gian dùng thuốc, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: http://Các bệnh về mắt cần lưu ý khi hè về.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm