Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dùng kháng sinh điều trị các bệnh ở mắt

Trong các tổn thương tại mắt, các bệnh viêm có kèm nhiễm khuẩn rất phổ biến. Đó là các nhiễm khuẩn trực tiếp hoặc bội nhiễm do vi khuẩn.

Trong điều trị các bệnh ở mắt, tùy vào các tổn thương của mắt mà kháng sinh có thể được sử dụng tại chỗ, dưới kết mạc, trong tiền phòng hay toàn thân.

Hầu hết các viêm nhẹ như viêm kết mạc và loét giác mạc nông thì chỉ cần dùng thuốc kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ.

Còn đối với các trường hợp nặng như nhiễm trùng nội nhãn, hốc mắt, viêm kết mạc nặng (viêm kết mạc do lậu cầu hay loét giác mạc nặng) thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh đường toàn thân (uống), đặc biệt trong nhiễm khuẩn nội nhãn nặng và một số loét giác mạc dùng kháng sinh uống phối hợp với tiêm dưới kết mạc... Tiêm kháng sinh vào buồng dịch kính ngày nay được chỉ định nhiều hơn trong điều trị viêm nội nhãn do vi khuẩn.

 

Khi bị bệnh ở mắt, cần đi khám để bác sĩ chỉ định dùng thuốc đúng.

Khi bị bệnh ở mắt, cần đi khám để bác sĩ chỉ định dùng thuốc đúng.

 

Khi chọn lựa kháng sinh và đường đưa thuốc cần phải tính đến độ thẩm thấu của thuốc vào tổ chức bị nhiễm khuẩn. Điều này đặc biệt cần thiết trong các nhiễm khuẩn nội nhãn vì nhiều loại kháng sinh không xuyên qua được hàng rào máu - thủy dịch khi dùng dạng tra hoặc toàn thân. Cloramphenicol, ampicilin, cephazolin, sulfonamid và kháng sinh nhóm quinolon là những kháng sinh có thể thấm xuyên vào thủy dịch tốt sau khi dùng toàn thân.

Giống như điều trị kháng sinh toàn thân, việc sử dụng kháng sinh tại mắt cũng có thể gặp nguy hiểm như mẫn cảm hoặc dị ứng với thuốc, tổn hại do độc tính của thuốc, kháng thuốc và thay đổi cân bằng vi sinh vật tại mắt. Sự thay đổi vi khuẩn chí ở kết mạc thường xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh tra mắt kéo dài làm tăng nấm ở túi kết mạc.

Dùng kháng sinh nhóm aminoglycosid cần thận trọng vì chúng gây độc cho thận và tai. Không chỉ đinh dùng trong những bệnh của thị thần kinh vì nó có tác dụng xấu lên thị thần kinh. Các sulfamid cũng là những thuốc kìm khuẩn tốt, thường dùng trong nhiễm các loại vi khuẩn gram dương và gram âm và đặc biệt trong điều trị mắt hột.

Các kháng sinh diệt khuẩn hiện được sử dụng cả đường uống và đường tiêm là các penicilin (bao gồm cả các penicilin bán tổng hợp), các cephalosporin, aminozid (streptomycin, kanamycin, gentamycin, tobramycin và amikacin), vancomycin. Kháng sinh diệt khuẩn chỉ dùng tại chỗ (nhỏ và tra mắt) là bacitracin, neomycin và polimycin B.

Các kháng sinh kìm khuẩn hiện được sử dụng bao gồm tetracyclin, chloramphenicol, erythromycin, clindamycin và các sulfonamid được dùng trong nhãn khoa theo cả hai đường tại chỗ và toàn thân.

Một số chế phẩm tra, nhỏ mắt phối hợp kháng sinh có sẵn trên thị trường như: neomycin kết hợp với polymyxin B, bacitracin (dạng thuốc mỡ); polymyxin B và neomycin (dạng thuốc nước, mỡ); oxytetracyclin và polymyxin B (dạng thuốc mỡ), hay trimethoprim và polymyxin B (dạng thuốc mỡ)...

BS. Lê Xuân Bách - Theo Sức khỏe Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Những điều cần biết về tư thế ngủ của bạn

    Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.

  • 01/10/2023

    Bảy dấu hiệu viêm mạn tính

    Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.

  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

Xem thêm