Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những nhầm lẫn về ung thư

Ung thư không lây. Nó không thể lây truyền cho bạn bè hoặc người thân hoặc bất kỳ ai như cảm lạnh hay cúm.

Trong một nghiên cứu công bố năm 2011, những bệnh nhân ung thư người Úc nói rõ ngoài những nguyên nhân là thuốc lá, béo phì và yếu tố gia đinh thì sự căng thẳng/lo nghĩ về tiền và sự cầm cố mới là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.  Một điều tra của Hiệp hội Ung thư chưa được công bố trước đây cho hơn 2.850 bệnh nhân đã tiết lộ rằng gần một nửa trong số họ được hỏi trả lời rằng không biết nguyên nhân gây ung thư, và một phần tư trong số họ nghĩ rằng ung thư không thể phòng tránh được.

Sự căng thẳng liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, nhưng nó không gây ra ung thư.

Khoảng 30% trường hợp ung thư có thể phòng tránh được bằng cách lựa chọn một số lối sống hết sức đơn giản như giữ cơ thể khỏe mạnh và nhanh nhẹn, tránh hút thuốc và hạn chế ăn vặt. Không những biện pháp này chống được ung thư, mà nó còn làm cho bạn cảm thấy khỏe hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Đường trong chế độ ăn theo như được biết không phải là yếu tố nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân, và tình trạng thừa cân hoặc béo phì là một trong những nguyên nhân gây ung thư đường ruột, ung thư thận, tụy, thực quản và ung thư tử cung, cũng như là ung thư vú ở phụ nữ hậu mãn kinh.

Đường hóa học aspartame và sucralose dường như không liên quan đến nguy cơ gây ung thư. Aspartame cũng được biết với tên thương mại là NutraSweet®, được sử dụng như những sản phẩm là Equal® và Diet Coke®. Sucralose được sử dụng để tạo ra Splenda®.

Đường Saccharin được sử dụng để tạo ra Sugarine® và Sweet’N Low® và thi thoảng có trong các đồ uống cho người ăn kiêng. Ở chuột, liều cao saccharin có thể gây sỏi bang quang, dẫn đến ung thư bàng quang. Tuy nhiên, đường saccharin dường như không gây ra sỏi bàng quang ở người.  Nếu đường saccharin thực sự làm tăng nguy cơ gây ung thư ở người, thì nó phải ở liều gấp nhiều lần liều tiêu thụ điển hình. Úc, Hiệp hội tiêu chuẩn thực phẩm Úc-Niu Di Lân đã đưa ra những mức độ có thể chấp nhận được cho tất cả các loại chất phụ gia bao gồm cả đường hóa học.

Rau thơm và gia vị dường như làm giảm nguy cơ gây ung thư ở người. Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng lá hương thảo, tỏi, thì là, gừng và nghệ có thể hữu ích, nhưng cần nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Một điều quan trọng cần chú ý là một lượng lớn rau thơm và gia vị chúng ta ăn thấp hơn rất nhiều so với lượng đã được nghiên cứu trong khoa học.

Tuy nhiên, rau thơm và gia vị chứa nhiều loại vitamin, muối khoáng và chất chống ô-xy hóa, và có thể được sử dụng thay thế cho muối đối với thức ăn ưa thích.

Món nướng gây lo ngại đó là thịt. Chất heterocyclic amines (HCAs) trong món nướng được tạo ra khi protein trong thịt đỏ, cá hoặc gia cầm được nấu nướng. Người ta thấy rằng những hợp chất này là tác nhân gây ung thư ruột ở động vật.

Lượng HCAs tạo ra phụ thuộc vào thời gian nấu nướng và nhiệt độ trong quá trình nấu nướng. Đừng nấu/nướng quá lâu hoặc làm đen thịt trên vỉ nướng, và sử dụng nước sốt. Ướp thịt ban đầu có thể ngăn cản việc đốt thành than, giữ thịt không bị dai và thêm hương vị.

Chưa có bằng chứng rằng lò vi sóng gây ung thư. Vi sóng được tạo ra trong lò vi sóng thì không bám vào thức ăn khi năng lượng vi sóng tắt và không làm cho thức ăn nhiễm phóng xạ.

Tủ lạnh có vẻ làm giảm nguy cơ gây ung thư dạ dày. Điều này có thể là do giảm nhu cầu dùng muối để dự trữ thức ăn trong tủ lạnh, hoặc là vì thức ăn dễ ôi thiu như hoa quả và rau dung được lâu hơn.

Chất phụ gia thực phẩm là những chất được thêm vào thức ăn để bảo quản thức ăn và giữ màu cho thức ăn, tăng hương vị và cấu trúc thức ăn. Những chất phụ gia thường xuyên có mặt trong hầu hết loại thực phẩm, và không có bằng chứng thuyết phục nào cho rằng chất phụ gia ở mức độ này gây ung thư ở người.

Hiệp hội tiêu chuẩn thực phẩm Úc-Niu Di Lân đưa ra nhiều mức độ an toàn tối ưu và theo dõi những mức độ chất phụ gia trong thực phẩm.

Việc chiếu xạ thực phẩm được sử dụng để phòng tránh bệnh gây ra bởi vi khuẩn trong thực phẩm. Ví dụ, nó có thể phòng tránh nhiễm khuẩn Salmonella (vi khuẩn đường ruột) mà có thể có trong những sản phẩm gia cầm như gà. Quá trình này bao gồm việc phơi nhiễm thực phẩm với tia Gamma hoặc tia X-quang để giết chết vi khuẩn. Phóng xạ không còn lại trong thực phẩm sau khi xử lý và việc ăn những thức ăn bị nhiễm xạ dường như không gây nguy cơ ung thư.

Aflatoxin là tên của một nhóm độc tố (Chất hóa học độc hại) được tạo ra bởi hai loại nấm đó là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Những độc tố này có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong một loạt thực phẩm, bao gồm cả lạc. Dựa vào những mức độ này, các độc tố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và gây ra ung thư gan ở người. Ở Úc, aflatoxin không phải là một nguyên nhân gây hại cho sức khỏe vì những xét nghiệm kỹ lưỡng đã được hoàn thành ở nhiều giai đoạn trong chuỗi thức ăn và những quy trình được sử dụng để loại trừ bất kỳ loại thực phẩm nhiễm bẩn nào.

Thuật ngữ “Thực phẩm hữu cơ” được sử dung cho những thực phẩm sinh trưởng mà không có phân bón, chất kích thích phát triển hoặc chất biến đổi gen.

Người ta đã triển khai nhiều nghiên cứu ở Úc và trên thế giới, nhưng vẫn chưa tìm thấy các khác biệt đáng kể giữa hàm lượng chất khoáng, nguyên tố vi lượng, và vitamin B của các loại rau quả và ngũ cốc hữu cơ và các loại được chăm sóc bằng các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng gợi ý rằng thực phẩm hữu cơ có thể có hàm lượng vitamin C cao hơn.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào có thể chứng minh được liệu thực phẩm hữu cơ có hiệu quả hơn trong việc giảm nguy cơ gây ung thư so với thực phẩm sản xuất ra bởi các phương pháp trồng trọt khác. Chính vì thế, sự lựa chọn thực phẩm hữu cơ và thực phẩm vô cơ hoàn toàn tùy thuộc vào cá nhân bạn.

Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể độc khi không được sử dụng đúng. Mặc dù hoa quả và rau đôi khi chứa một lượng nhỏ thuốc trừ sâu hoặc diệt cỏ, nhưng có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc ăn hoa quả và rau sẽ mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả chống ung thư.

Hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy một lượng nhỏ thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ được tìm thấy trong thực phẩm lại làm tăng nguy cơ ung thư. Người ta cũng khuyến cáo nên rửa sạch và gọt vỏ hoa quả và rau thật kỹ.

Đã có nghiên cứu về hiệu quả của fluorides mà vẫn được dùng trong điều trị nha khoa hoặc cho thêm vào kem đánh răng, hệ thống nước máy công cộng và thực phẩm, nhưng các nghiên cứu này cũng không phát hiện thấy việc làm tăng nguy cơ ung thư.

Theo Cancer Council NSW
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm