Điều trị cơn đau răng vào ban đêm có thể khó khăn hơn vì không có nhiều thứ khiến bạn phân tâm ngoài việc tập trung vào cơn đau. Tuy nhiên, mọi người có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm đau:
1. Uống thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen là cách nhanh chóng, đơn giản giúp nhiều người giảm đau răng mức độ nhẹ đến trung bình một cách hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo trên bao bì. Nếu cơn đau răng trở nên nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn về các loại thuốc giảm đau mạnh hơn.
2. Chườm lạnh
Chườm lạnh có thể giúp giảm đau răng. Bạn có thể sử dụng một túi nước đá bọc trong một chiếc khăn để chườm lên bên mặt hoặc hàm bị đau, điều này sẽ giúp co mạch máu ở khu vực đau và giúp làm giảm đau để bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. Bạn nên chườm lạnh tại vị trí đau trong 15 - 20 phút vào buổi tối và lặp lại thao tác này sau vài giờ. Chườm lạnh sẽ giúp ngăn ngừa cơn đau khi đi ngủ.
3. Kê cao đầu
Máu ứ đọng lại trong đầu có thể gây thêm đau và viêm. Đối với một số người, kê cao đầu bằng một hoặc hai chiếc gối có thể làm dịu cơn đau để họ có thể chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
4. Thuốc bôi tại chỗ
Một số loại thuốc bôi tại chỗ cũng có thể giúp giảm đau nhức răng. Gel gây tê không kê đơn và thuốc mỡ có chứa các thành phần như benzocaine có thể làm tê vị trí răng đau. Tuy nhiên, benzocaine không phù hợp để sử dụng cho trẻ nhỏ.
5. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là một biện pháp đơn giản để khắc phục tình trạng đau răng tại nhà. Nước muối là một chất kháng khuẩn tự nhiên, vì vậy súc miệng nước muối có thể làm giảm viêm nhiễm, qua đó giúp bảo vệ răng khỏi bị nhiễm trùng. Súc miệng bằng nước muối cũng có thể giúp loại bỏ bất kỳ hạt thức ăn hoặc mảnh vụn nào mắc kẹt trong răng hoặc nướu.
6. Súc miệng bằng hydrogen peroxide
Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng thường xảy ra do vệ sinh răng miệng kém. Viêm nha chu có thể gây ra các vấn đề như đau nhức, chảy máu nướu và răng bị lung lay trong ổ răng. Nghiên cứu cho thấy súc miệng bằng hydrogen peroxide giúp giảm mảng bám và các triệu chứng của viêm nha chu. Tuy nhiên, bạn nên pha loãng hydrogen peroxide với nước và bạn chỉ súc miệng chứ không được nuốt dung dịch. Biện pháp này không phù hợp với trẻ em, vì trẻ có thể vô tình nuốt phải dung dịch hydrogen peroxide không tốt cho sức khỏe.
7. Trà bạc hà
Súc miệng trà bạc hà hoặc ngậm túi trà bạc hà cũng có thể giúp giảm đau tạm thời do đau răng. Các nghiên cứu cho thấy bạc hà có chứa các hợp chất kháng khuẩn và chống oxy hóa. Bên cạnh đó thì menthol, một hoạt chất trong bạc hà cũng có thể gây tê nhẹ ở những vùng nhạy cảm.
8. Đinh hương
Một trong những hợp chất chính trong đinh hương là eugenol có thể làm giảm đau răng. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy những người bôi eugenol lên nướu và ổ răng sau khi nhổ răng ít bị đau và viêm hơn trong quá trình lành thương. Eugenol hoạt động như một loại thuốc giảm đau, gây tê vùng.
Để sử dụng đinh hương chữa đau răng, bạn nên hòa bột đinh hương sau khi đã xay với nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó, bôi hỗn hợp lên răng hoặc cho bột đinh hương vào túi trà rồi cho vào miệng. Ngoài ra, nhai hoặc ngậm một nhánh đinh hương và sau đó để nó nằm gần chiếc răng đau có thể giúp giảm đau. Đây không phải là một phương thuốc thích hợp cho trẻ em, vì chúng có thể nuốt quá nhiều đinh hương. Lá đinh hương có thể có gai nhọn và gây đau nếu nuốt phải chúng.
Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn uống cho người niềng răng
9. Tỏi
Tỏi là một nguyên liệu phổ biến trong gia đình mà một số người sử dụng để giảm đau răng. Allicin - hợp chất chính trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn mạnh, có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng và đau răng trong miệng. Nhai một tép tỏi và để tép tỏi nằm gần răng có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên hương vị của tỏi sống có thể quá mạnh đối với một số người, vì vậy đây có thể không phải là giải pháp phù hợp cho tất cả mọi người.
Nguyên nhân gây đau răng vào ban đêm
Sâu răng là một nguyên nhân rất phổ biến gây đau răng. Sâu răng có thể dẫn đến hỏng răng và phải thay răng nếu một người không được điều trị. Sâu răng xảy ra khi axit và vi khuẩn phá vỡ men răng và ăn mòn các mô mỏng manh bên trong răng. Điều này có thể làm lộ dây thần kinh, gây đau từ nhẹ đến nặng.
Viêm xoang cũng có thể gây đau răng ở một số người. Triệu chứng này xảy ra khi viêm lan ra ngoài các xoang. Các triệu chứng như đau chèn ép do viêm xoang có thể làm đau hơn vào ban đêm.
Các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây đau răng bao gồm:
Đọc thêm bài viết: Ăn gì để giảm đau đầu chùm?
Tại sao một số cơn đau răng đau tăng lên vào ban đêm?
Đau răng có thể diễn ra vào ban ngày, nhưng cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Điều này có thể xảy ra là do khi nằm xuống, máu dồn lên đầu, làm tăng cơn đau và tăng áp lực chèn ép. Một lý do khác khiến nhiều cơn đau trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm là vì ban đêm không gian yên tĩnh và bạn không còn tập trung vào điều gì khác ngoài cơn đau răng. Và điều này dễ khiến bạn khó ngủ hơn.
Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?
Những người bị đau răng vào ban đêm nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt bởi bất kỳ biện pháp khắc phục nào tại nhà cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu cơn đau răng đi kèm với các dấu hiệu nhiễm trùng khác thì có thể bạn sẽ cần dùng kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng. Khi một chiếc răng bị nứt hoặc sâu răng gây đau, bạn nên đến gặp nha sĩ để được điều trị. Đau răng có thể không chỉ đến từ nguyên nhân sâu răng mà còn có thể do các vấn đề nghiêm trọng hơn như áp xe, bệnh nướu răng và mất răng.
Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp kiểm soát và có thể giúp làm dịu cơn đau mãn tính. Vì vậy một chế độ ăn lành mạnh nên được duy trì lâu dài để phát huy hiệu quả của chúng với sức khỏe. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.