Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến cổ họng và amidan. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và biện pháp phòng bệnh qua bài viết sau đây.

Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, ảnh hưởng đến cổ họng và amidan. Nếu bị viêm họng liên cầu khuẩn, bạn có thể gặp các triệu chứng như đau khi nuốt, đau họng, sốt và phát ban. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 - 5 ngày sau khi bạn bị nhiễm vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn, liên cầu nhóm A.

Bác sĩ tai mũi họng hay bác sĩ truyền nhiễm có thể điều trị viêm họng liên cầu khuẩn?

Mục tiêu của điều trị viêm họng liên cầu khuẩn là giảm thời gian nhiễm trùng và các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn liên quan đến nhiễm trùng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm sang người khác.

Thuốc kháng sinh là loại điều trị chính được sử dụng để điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn. Loại kháng sinh được kê đơn và cách dùng kháng sinh là khác nhau ở mỗi người. Một số trường hợp viêm họng nghiêm trọng gây ra các biến chứng hiếm gặp như sốt thấp khớp và túi mủ quanh amidan hoặc ở cổ. Những biến chứng này đôi khi cần các phương pháp điều trị khác bên cạnh điều trị bằng kháng sinh.

Thuốc

Uống thuốc kháng sinh là điều trị chính và nếu cần thiết, thuốc giảm đau và hạ sốt không kê đơn là cách điều trị viêm họng liên cầu khuẩn.

Đọc thêm thông tin tại: Viêm phổi: Ăn gì và không nên ăn gì?

Đơn thuốc

Thuốc kháng sinh là thuốc theo toa được lựa chọn để điều trị trường hợp viêm họng liên cầu khuẩn. Penicillin và amoxicillin là hai loại kháng sinh được khuyên dùng nhiều nhất vì giá thành rẻ và ít tác dụng phụ. Hai loại kháng sinh này có dạng viên hoặc dạng lỏng và thường được dùng trong 10 ngày. Bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ cho bạn biết dùng thuốc bao nhiêu lần một ngày và với lượng bao nhiêu.

Nếu bác sĩ lo lắng về việc liệu bạn có hoàn thành quá trình điều trị bằng kháng sinh đường uống trong 10 ngày hay không, thì thay vào đó, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một mũi tiêm penicillin một lần vào cơ mông hoặc đùi để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn.

Một số người có thể bị dị ứng với penicillin hoặc amoxicillin. May mắn thay, có nhiều loại kháng sinh khác có thể được kê đơn để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn ở những người này. Một số loại thuốc kháng sinh mà bác sĩ có thể kê đơn là:

  • Cephalexin
  • Clindamycin
  • Clarithromycin
  • Cefadroxil
  • Azithromycin, uống trong 5 ngày

Khi dùng thuốc kháng sinh, điều quan trọng là phải uống theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ và uống hết đơn thuốc ngay cả khi bạn bắt đầu cảm thấy khỏe hơn. Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện sau 3 ngày sử dụng kháng sinh hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Thuốc kháng sinh đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ tiềm ẩn khi dùng thuốc kháng sinh có thể bao gồm:

  • Phát ban
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Nhiễm trùng nấm men

Phương pháp chữa bệnh khác

Ngoài việc điều trị bằng kháng sinh, bạn cũng có thể cân nhắc mua thuốc để giúp giảm bớt các triệu chứng vừa, nặng hoặc hạ sốt liên quan đến viêm họng liên cầu khuẩn. Điều này có thể bao gồm uống acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, được bán không kê đơn ngoài hiệu thuốc. Bên cạnh đó, thuốc xịt họng có chất gây tê tại chỗ như benzocaine hoặc phenol, cũng như viên ngậm hoặc thuốc ho cũng có thể giúp giảm đau họng.

Điều chỉnh lối sống

Các triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong thời gian uống kháng sinh, bạn cũng có thể thử một số cách để giảm đau hoặc khó chịu ở cổ họng. Các phương pháp để kiểm soát đau họng bao gồm:

  • Sử dụng máy làm ẩm sạch hoặc máy phun sương mát
  • Súc miệng bằng nước muối
  • Uống chất lỏng ấm
  • Uống nước lạnh hoặc ngậm đá viên

Đọc thêm thông tin tại: 13 loại thực phẩm chống viêm tốt nhất

Sống chung với bệnh và kiểm soát bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Hầu hết thời gian, viêm họng liên cầu khuẩn được coi là một bệnh nhẹ. Trên thực tế, nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A có các biến chứng đe dọa tính mạng ở dưới 0,015% trẻ em và chỉ có 0,05% người lớn mắc bệnh này. Các triệu chứng viêm họng liên cầu thường cao nhất trong khoảng từ 3 - 5  ngày và hết trong vòng 10 ngày. Khi điều trị bằng kháng sinh, một số người có thể thấy các triệu chứng của họ biến mất sớm nhất là 3 ngày sau khi điều trị.

Nếu không được điều trị, viêm họng liên cầu khuẩn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Biến chứng có thể là sốt thấp khớp, một phản ứng viêm ở tim, khớp và não có thể phát triển từ 1 - 5 tuần sau khi bạn bị viêm họng do liên cầu khuẩn. Nếu bạn bị sốt thấp khớp, bạn sẽ cần thuốc kháng sinh cũng như thuốc chống viêm không steroid để kiểm soát tình trạng viêm của mình.

Viêm họng liên cầu khuẩn không được điều trị cũng có thể dẫn đến áp xe quanh amidan - sự tích tụ mủ trong và xung quanh amidan. Để điều trị áp xe này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên amidan của bạn để dẫn lưu vùng bị nhiễm bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chọn phẫu thuật cắt bỏ amidan. Cho dù bạn cần dẫn lưu hoặc cắt bỏ hoàn toàn amidan, bạn cũng sẽ cần kháng sinh để giúp điều trị nhiễm trùng.

Nếu bạn hoặc người thân sống cùng nhà cùng bị viêm họng liên cầu khuẩn, hãy đảm bảo thực hành vệ sinh tốt để ngăn ngừa sự lây lan của nó. Bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên trong ít nhất 20 giây (đặc biệt là sau khi hắt hơi hoặc ho hoặc trước khi chuẩn bị thức ăn)
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi
  • Ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay của bạn chứ không phải bàn tay của bạn
  • Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn
  • Làm sạch dụng cụ, bát đĩa và ly thủy tinh sau khi sử dụng

Kết luận

Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến gây đau họng, sốt, đau khi nuốt. Các trường hợp viêm họng liên cầu khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh như penicillin và amoxicillin trong 10 ngày. Nếu bạn bị dị ứng với các loại kháng sinh này thì bạn sẽ được kê một loại kháng sinh khác. Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc hạ sốt để giúp giảm bớt các triệu chứng. Một số thủ thuật, chẳng hạn như súc miệng bằng nước muối hoặc uống nước ấm cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

Nếu không được điều trị, viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như sốt thấp khớp và áp xe amidan thì cần điều trị bổ sung cùng với chế độ kháng sinh. Nếu bạn hoặc người thân đang có các triệu chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và nếu được chẩn đoán mắc bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn, bạn sẽ cần uống thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Khi bạn bị đau họng, cảm giác nóng rát và khó chịu do đau họng có thể khiến bạn khó uống hoặc ăn. Hãy tiếp tục đọc để tìm ra những thực phẩm tốt nhất để ăn và uống khi bạn bị đau họng và những thực phẩm bạn cần tránh. Liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ bị viêm amidan tư vấb bởi các chuyên gia đầu ngành.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Theo Health
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm