Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phân biệt dịch tiết âm đạo và rò rỉ nước tiểu

Nước tiểu thường có màu vàng và lượng thường khá nhiều so với dịch tiết âm đạo. Bên cạnh đó, dịch tiết âm đạo ra thường có màu trắng và đặc hơn so với nước tiểu. Tiết dịch âm đạo quá nhiều và rò rỉ nước tiểu có nguyên nhân cơ bản khác nhau và bạn sẽ cần được thăm khám để chẩn đoán, cũng như điều trị sớm.

Độ đặc

Cơ thể bạn giải phóng dịch tiết qua lỗ âm đạo. Dịch tiết có chứa các tế bào da, vi khuẩn, chất nhầy và các chất lỏng khác được tạo ra trong cổ tử cung, tử cung và buồng trứng. Tùy thuộc vào chu kì kinh nguyệt và việc bạn có quan hệ tình dục gần đây hay không, dịch tiết cũng có thể chứa máu, chất bôi trơn hoặc tinh dịch. Các chuyên gia cho biết dịch tiết âm đạo tiết ra bình thường là dấu hiệu cho thấy âm đạo có khả năng tự bôi trơn và tự làm sạch đầy đủ.

Cơ thể bạn giải phóng nước tiểu qua niệu đạo. Nước tiểu chứa thành phần chính là nước và urê, một chất được tạo ra khi protein bị phân hủy trong gan của bạn. Cơ thể bạn thường chỉ thải ra nước tiểu khi não phát tín hiệu cho niệu đạo giãn ra khi bạn đưa ra quyết định đi tiểu một cách có ý thức.

Thông thường, nước tiểu loãng hơn nhiều so với dịch tiết âm đạo. Mặc dù khí hư có thể có nước, nhưng nó thường dính và đặc hơn nước tiểu. Bạn có thể so sánh độ đặc với độ đặc của sữa chua hoặc sữa chua. Nước tiểu nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì hầu như là nước. Nếu nước tiểu có vẻ đặc hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc vấn đề về thận. Khí hư đặc - hoặc sủi bọt thường là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.

Đọc thêm bài viết: Làm gì khi bị căng thẳng vì thiếu tình dục?

Mùi

Trong hầu hết các trường hợp, nước tiểu có mùi đặc trưng của urê. Urê là thứ làm cho nước tiểu có mùi giống mùi amoniac. Dịch tiết khỏe mạnh có thể có nhiều mùi, tùy thuộc vào bạn đang ở đâu trong chu kỳ kinh nguyệt, chế độ ăn uống của bạn như thế nào và bạn uống nước như thế nào.

Ví dụ, dịch tiết âm đạo có thể có mùi:

  • Mùi tanh
  • Mùi ngọt
  • Mùi như lên men
  • Mùi nồng
  • Mùi mang hương vị của đất
  • Mùi xạ hương

Khí hư có mùi tanh hoặc thối có thể là dấu hiệu của băng vệ sinh lâu chưa thay hoặc bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu, cũng có thể khiến dịch tiết âm đạo có mùi hôi.

Màu sắc

Thông thường, nước tiểu có màu hơi vàng, trong khi dịch tiết âm đạo ra có màu trắng. Dịch tiết âm đạo bình thường cũng có thể có màu trong hoặc màu hồng nếu bạn đang ở cuối kỳ kinh. Khí hư có màu vàng đậm, xanh lá cây, xám hoặc nâu thường là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Nguyên nhân cơ bản

Lượng khí hư có thể khác nhau giữa từng người và thay đổi hàng ngày. Ví dụ, dịch âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn bình thường trong thời kỳ rụng trứng hoặc kích thích là điều bình thường. Việc tiết ra lượng dịch âm đạo hơn 1 thìa cà phê (tương đương với kích thước của một đồng xu) trong khoảng thời gian 24 giờ được coi là quá mức.

Sự thay đổi bất ngờ về khối lượng, độ đặc, mùi hoặc màu sắc của dịch tiết âm đạo có thể xảy ra do:

  • Viêm teo âm đạo
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Viêm cổ tử cung
  • Chlamydia
  • Thụt rửa
  • Các sản phẩm vệ sinh bộ phận sinh dục có chứa cồn, hương thơm hoặc các chất kích thích khác
  • Bệnh da liểu
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Trichomonas (nhiễm trùng âm đạo hoặc đường sinh dục nam)
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Nhiễm nấm âm đạo

Đọc thêm bài viết: Ăn gì để trì hoãn kinh nguyệt khi ngày Tết đang tới gần?

Rò rỉ nước tiểu có thể xảy ra do cười, ho, hắt hơi hoặc tập thể dục - được gọi là tiểu không tự chủ do căng thẳng. Tình trạng ngày xảy ra khi các cơ sàn chậu của bạn không thể chịu được sự gia tăng áp lực trong ổ bụng. Ngyên nhân của điều này là do cơ sàn chậu không đủ khỏe săn chắc hoặc quá chặt, ngắn hoặc hoạt động quá mức. Tiểu không tự chủ liên quan đến nhu cầu đi tiểu đột ngột, dữ dội và thường xảy ra do cơ thành bàng quang hoạt động quá mức sau khi bạn nhịn tiểu quá lâu.

Khi chứng căng thẳng gây ra tiểu không tự chủ, nó được gọi là tiểu không tự chủ hỗn hợp. Tiểu không tự chủ do tràn dịch xảy ra do tắc nghẽn trong bàng quang hoặc cơ bàng quang yếu. Điều này dẫn đến việc bàng quang của bạn không thể tự làm trống hoàn toàn khi bạn muốn đi tiểu. Bàng quang của bạn có thể trở nên quá đầy và rò rỉ.

Nếu hạn chế về thể chất khiến bạn không thể đi vệ sinh trước khi rò rỉ nước tiểu thì đó được gọi là chứng tiểu không tự chủ chức năng. Rò rỉ nước tiểu bất ngờ, không kiểm soát được gọi là tiểu không tự chủ.

Lựa chọn điều trị

Chảy dịch âm đạo bất thường hoặc rò rỉ nước tiểu thường sẽ không thể tự hết. Bạn nên đi khám để đánh giá các triệu chứng và nghe tư vấn về các bước tiếp theo. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để điều trị nhiễm trùng nếu bạn mắc phải. Dịch tiết âm đạo của bạn sẽ trở lại trạng thái bình thường sau khi hết viêm nhiễm

Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, tiểu không tự chủ có thể được điều trị bằng một hoặc nhiều phương pháp sau đây:

  • Luyện tập cho bàng quang
  • Tiểu ngắt quãng
  • Đi tiểu theo giờ định sẵn
  • Massage và tập thể dục cho cơ sàn chậu tại nhà
  • Điện trị liệu
  • Dùng thuốc
  • Sử dụng ống thông tiểu
  • Phẫu thuật

Phòng ngừa

Bạn có thể giảm khả năng tiết dịch âm đạo bất thường hoặc quá nhiều bằng cách làm giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo:

  • Lau rửa vệ sinh âm đạo từ trước ra sau
  • Mặc đồ lót thoáng khí
  • Thay đồ khi bị ướt
  • Thay băng vệ sinh, cốc nguyệt san thường xuyên

Ngoài việc kiêng quan hệ, không có cách nào chắc chắn để đảm bảo rằng bạn sẽ không mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Nhưng sử dụng biện pháp bảo vệ, nói chuyện với đối tác của bạn về tình trạng bệnh lây qua đường tình dục của cả hai và tiêm phòng đúng là những biện pháp có thể giúp bạn phòng nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục.

Bên cạnh đó, để giảm khả năng mắc chứng tiểu không tự chủ, bạn nên tập luyện cho cơ sàn chậu. Cơ sàn chậu của bạn cũng giống như bất kỳ cơ nào khác nên cần tập thể dục. Bởi nếu không, chúng có thể yếu đi theo thời gian.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng một lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập phù hợp với thể trạng là chìa khóa giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành. 

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
Xem thêm