Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc làm tăng lượng đường máu

Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn phổ biến có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Mỗi loại thuốc có thể làm tăng đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cho dù có cần kê đơn hay không, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ dược sĩ về tương tác thuốc của các sản phẩm này. Bài viết này sẽ thảo luận về một số loại thuốc phổ biến có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn, cách sử dụng các loại thuốc này và các giải pháp thay thế tiềm năng cho những người có vấn đề sức khỏe liên quan đến vấn đề đường huyết.

Corticoid

Corticoid là thuốc chống viêm và thường được dùng để điều trị các chứng viêm như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, bệnh vảy nến và các cơn hen bùng phát. Corticoid cũng được sử dụng cùng với các thuốc ức chế miễn dịch khác ở những người đã được cấy ghép nội tạng. Corticoid có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như tăng đường huyết, giữ nước, tăng cân, khiến vết thương lâu lành và có thể gây loãng xương. Vì lý do này, Corticoid thường được kê đơn ở liều cần thiết thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể cũng như giảm liều khi cần thiết.

Nếu bạn bị tiểu đường và cần dùng corticoid như bệnh hen suyễn nặng hoặc tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng corticoid trong thời gian cần thiết ngắn nhất cũng như các loại thuốc không chứa steroid để kiểm soát các triệu chứng cơ bản, giúp làm giảm sự phụ thuộc vào corticoid.

Đọc thêm bài viết: Gluten và tiểu đường typ 1

Thuốc trợ tim

Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim, cholesterol cao và tăng huyết áp có thể làm tăng lượng đường trong máu. Bác sĩ sẽ cân nhắc những rủi ro và lợi ích cho bạn khi kê đơn những loại thuốc này. Đối với nhiều người, những loại thuốc trợ tim rất cần thiết trong việc giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong. Nếu bạn lo lắng rằng thuốc điều trị bệnh tim có thể làm tăng lượng đường huyết, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị suy tim, đau tim và rối loạn nhịp tim. Thuốc chẹn beta cũng có thể được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, nhưng đây không phải lựa chọn đầu tay của các bác sĩ vì các loại thuốc khác hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên một số loại thuốc chẹn beta cũng có thể gây hạ đường huyết.

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Một loại thuốc lợi tiểu nhóm thiazide có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là khi dùng ở liều cao hơn. Những người mắc bệnh tiểu đường nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của họ khi dùng các loại thuốc này và có thể muốn thảo luận về các loại thuốc thay thế với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Niacin

Niacin (vitamin B3), được sử dụng để giảm cholesterol, tuy nhiên niacin không được kê đơn phổ biến như trước đây. Thuốc có hiệu quả trong việc làm giảm trigliceride. Niacin gây ra nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như đỏ bừng mặt, khiến nhiều người khó dung nạp. Niacin cũng làm tăng lượng đường trong máu và có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Statin

Statin thường được kê đơn để điều trị tăng cholesterol máu, cũng như phòng ngừa đau tim và đột quỵ. Một số nghiên cứu ở người dùng statin cho thấy lượng đường huyết có thể tăng nhẹ. Đặc biệt là ở những người tiền sử đường huyết bất thường hoặc có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Statin có thể khiến bệnh tiểu đường khởi phát sớm hơn ở những người đang có nguy cơ mắc.

Vì statin rất hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim, lợi ích của việc dùng statin thường lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ của thuốc trong việc làm tăng lượng đường trong máu. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc statin cũng như những lo ngại của mình về tác dụng phụ làm tăng đường huyết của thuốc.

Một số thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Có nhiều loại kháng sinh và một số loại có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Fluroquinolone và levofloxacin là nhóm kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu và nhiễm trùng trong ổ bụng. Những loại kháng sinh này có thể gây ra những biến động nghiêm trọng về lượng đường trong máu (tăng hoặc giảm).

Mặc dù có nhiều loại kháng sinh khác nhau, một loại sẽ được kê đơn tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng và vi khuẩn gây bệnh. Đôi khi các bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng các loại kháng sinh khác nhau để phù hợp với thể trạng của người bệnh và họ có thể bị hạn chế sử dụng fluoroquinolones do kháng kháng sinh.

Thuốc tránh thai

Tùy thuộc vào thành phần mà một số loại thuốc tránh thai có thể làm tăng lượng đường trong máu. Thuốc tránh thai thường sử dụng kết hợp giữa các hormone nội tiết là estrogen và progestin. Bạn có thể sử dụng thuốc đường uống, đường tiêm, hoặc sử dụng que cấy ngừa thai.

Các nghiên cứu về biện pháp tránh thai sử dụng nội tiết tố và ảnh hưởng tới đường huyết vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng thuốc tránh thai Depo-Provera chỉ chứa progesterone, làm tăng nguy cơ bất thường về glucose, đặc biệt ở những người sử dụng lâu dài và có các nguy cơ béo phì cũng như các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khác.

Đọc thêm bài viết: Nhịn ăn gián đoạn đối với bệnh tiểu đường

Nhìn chung, lợi ích của biện pháp tránh thai lớn hơn so với nguy cơ về vấn đề làm tăng đường huyết của các loại thuốc tránh thai sử dụng hormone nột tiết, tuy nhiên ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc ở những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ cần có sự giám sát chặt chẽ hơn. Ngoài ra, các sản phẩm  tránh thai bằng nội tiết tố mới hiện nay chứa nồng độ hormone thấp hơn có thể làm giảm nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung sử dụng bất kì loại thuốc tránh thai nào.

Thuốc chống loạn thần

Thuốc chống loạn thần là thuốc được kê cho những người mắc một số bệnh tâm thần, như rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, chúng có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm tăng cân, tăng lượng đường và cholesterol trong máu.

Những người dùng thuốc chống loạn thần như aripiprazole, quetiapine và olanzapine, nên theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết, ngay cả khi đường huyết của họ ở mức bình thường trước khi bắt đầu điều trị. Những nỗ lực thay đổi lối sống để ngăn ngừa tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể hữu ích nhưng có thể không đủ để chống lại sự gia tăng lượng đường trong máu.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ sức khỏe. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành. 

Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm