Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thiếu máu bất sản (suy tủy xương)

Khi bạn bị chứng rối loạn hiếm nhưng có thể chữa được gọi là thiếu máu bất sản, tủy của bạn – phần xốp phía trong xương – sẽ ngừng sản xuất tế bào máu mới. Đôi khi một loại tế bào máu bị ngừng sản xuất, nhưng phổ biến hơn là cả ba loại tế bào máu bị ảnh hưởng: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Bệnh này có thể tiến triển dần dần hoặc xảy ra đột ngột. Nếu số lượng tế bào máu quá thấp, điều này có thể đe dọa đến tính mạng.

Đối tượng nhiều nguy cơ

Bất kì ai cũng có thể bị thiếu máu bất sản, nhưng bệnh này nhiều nguy cơ xảy ra ở những người cuối tuổi vị thành niên và ngoài 20 tuổi hoặc người già. Nam giới và nữ giới có nguy cơ bệnh như nhau. Bệnh này xảy ra thường xuyên hơn ở những nước đang phát triển.

Có hai loại thiếu máu:

  • Thiếu máu bất sản mắc phải
  • Thiếu máu bất sản di truyền

Bác sĩ sẽ kiểm tra để biết rằng bệnh nhân mắc dạng bệnh nào.

Thiếu máu bất sản do di truyền bị gây ra bởi khiếm khuyết gen, phổ biến nhất ở trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi. Nếu bạn bị dạng bệnh này, sẽ có nguy cơ cao bệnh tiến triển thành máu trắng hoặc các loại ung thư khác, vì vậy phải gặp bác sĩ thường xuyên.

Thiếu máu bất sản mắc phải thường xảy ra ở người trưởng thành. Các nhà nghiên cứu tin rằng một số tác nhân sẽ kích thích các vấn đề của hệ miễn dịch. Các khả năng có thể xảy ra:
  • Bệnh virut chẳng hạn HIV hoặc Epstein-Barr
  • Một số loại thuốc cụ thể
  • Chất hóa học độc hại
  • Hóa trị hoặc xạ trị điều trị ung thư

Triệu chứng là gì?

Mỗi một loại tế bào máu có một vai trò khác nhau:

  • Hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể.
  • Bạch cầu chống lại nhiễm khuẩn.
  • Tiểu cầu ngăn chảy máu.

Triệu chứng của bạn phụ thuộc vào loại hồng cầu bị giảm, tuy nhiên có thể bệnh nhân sẽ bị giảm ba loại tề bào máu. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến:

Hồng cầu thấp:

  • Mệt mỏi
  • Hơi thở gấp
  • Choáng váng
  • Da nhợt nhạt
  • Đau đầu
  • Đau ngực
  • Nhịp tim bất thường

Bạch cầu thấp:

  • Nhiễm khuẩn
  • Sốt

Tiểu cầu thấp:

  • Dễ thâm tím và chảy máu
  • Chảy máu mũi

Nếu bạn có một vài trong số những triệu chứng này, bác sĩ có thể làm một xét nghiệm gọi là xét nghiệm công thức máu toàn bộ. Bác sĩ có thể sinh thiết tủy xương để kiểm tra xem bạn có bị rối loạn này không.

Bệnh này chữa như thế nào?

Nếu bác sĩ có thể xác định nguyên nhân của thiếu máu bất sản, bệnh nhân có thể tránh xa yếu tố nguy cơ, từ đó triệu chứng có thể biến mất. Nhưng bác sĩ ít khi xác định được nguyên nhân chính xác.

Nếu bệnh của bạn khôn nặng lắm, bạn không cần điều trị trừ khi hoặc cho đến khi lượng máu thấp hơn một mức độ cụ thể. Trong trường hợp thấy, bác sĩ có thể kê đơn thay thế hormon hoặc thuốc để giúp tủy xương sản xuất nhiều tế bào máu hơn. Bác sĩ có thể gợi ý thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để chống nhiễm khuẩn.

Phần lớn mọi người bị thiếu máu bất sản sẽ cần truyền máu ở một thời điểm nào đó.

Nếu lượng tế bào máu đếm được rất thấp, bác sĩ có thể gợi ý ghép tủy xương hoặc cấy tế bào gốc để thúc đẩy khả năng tạo tế bào máu của cơ thể. Bạn có thể cần nguồn cho máu thích hợp với máu của bạn. Những thủ thuật này đôi khi có thể chữa thiếu máu bất sản, nhưng thường  thành công nhất ở người trẻ tuổi, tủy xương có thể lấy ở người có quan hệ họ hàng gần.

Nếu cấy ghép không phải là lựa chọn phù hợp với ban, bác sĩ có thể kê thuốc để cơ thể ngừng tấn công tủy xương.

Cả hai cách điều trị này đều nguy hiểm, vì vậy nên nói thảo luận với bác sĩ.

Sống chung với bệnh thiếu máu bất sản

Nếu bạn có rối loạn này:

  • Tránh xa khỏi các bộ môn thể thao để tránh chấn thương và chảy máu.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tiêm phòng cúm hàng năm.
  • Tránh xa đám đông càng nhiều càng tốt.
  • Đi khám trước khi phải đi máy bay hoặc đến nơi cao, nơi có ít oxy. Có thể bạn cần truyền máu trước.

Tìm hiểu thêm về truyền máu tại bài viết: 9 điều bạn chưa biết về truyền máu

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm