Kẽm giúp hỗ trợ tăng cường cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm có tác dụng hỗ trợ cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai sẽ làm giảm cân nặng và chiều cao ở trẻ sơ sinh. Điều đó cho thấy vai trò mật thiết giữa tình trạng chán ăn, chậm lớn, còi xương và suy dinh dưỡng với việc thiếu kẽm.
Kẽm là yếu tố tạo nên vị giác và khứu giác của trẻ. Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm, các tế bào niêm mạc miệng hypoplasia rất khó cảm nhận sự kích thích của thức ăn, làm giảm sự nhạy cảm hương vị khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng, khiến cho trẻ chán ăn, biếng ăn….
Kẽm giúp hỗ trợ phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc hỗ trợ bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, giúp vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào khiến trẻ hay ốm vặt, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, làm giảm tăng trưởng và phát triển thể chất ở trẻ.
Kẽm tham gia cấu tạo tổng hợp các enzyme tiêu hóa có tác dụng phân hủy protein, chất béo, tinh bột giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Thiếu kẽm giảm các men đường ruột gây rối loạn tiêu hóa, trẻ thường bị đi ngoài, biếng ăn, sụt cân, còi cọc.
Kẽm tham gia vào cấu tạo nên thành phần của trên 300 enzyme của cơ thể. Là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN – polymerase, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp protein. Do đó kẽm tương tác với các hormone tăng trưởng ở trẻ bằng cách tăng phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Vì vậy nếu thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra bình thường nên ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng.
Là một vi chất dinh dưỡng quan trọng tuy nhiên cơ thể trẻ không thể dự trữ kẽm mà cần được bổ sung từ nguồn bên ngoài thông qua thức ăn và các thực phẩm chuyên biệt. Nhu cầu kẽm của trẻ sẽ khác nhau tuỳ theo độ tuổi, cụ thể:
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm dễ hấp thu nhất chính là từ sữa mẹ. Thế nhưng, theo thời gian, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ suy giảm. Do vậy, các mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa bằng việc ưu tiên các loại thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn.
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng các loại thực phẩm giàu kẽm như cua, tôm, hàu, thịt bò, các loại hạt, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, sữa,...
Ngoài ra, để tăng hấp thu kẽm, mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, bưởi, súp lơ xanh,...
Ở trẻ biếng ăn, chậm lớn, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém hơn trẻ bình thường nên ngoài việc bổ sung cho trẻ nguồn kẽm từ thực phẩm, cha mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ bằng cách sử dụng các sản phẩm có chứa kẽm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những quan niệm sai lầm hạn chế phát triển chiều cao của trẻ.
Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.