Gần đây, các nhà nghiên cứu của trường Y khoa Stanford đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này. Họ giả thiết rằng việc chuyển các tế bào gốc vào não những bệnh nhân đột quỵ cấp sẽ có thể tăng khả năng sống sót của họ. Và trong một cuộc kiểm nghiệm lâm sàng về kỹ thuật này, những nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng việc chuyển này là an toàn và cải thiện được chức năng vận động của các bệnh nhân.
Theo bác sỹ Gary Steinberg, giáo sư và phu trách khoa phẫu thuật thần kinh ở Stanford, “Điều ngạc nhiên này thật là một phát kiến đáng ghi nhận cho các bệnh nhân bị bệnh này. Chúng tôi có hy vọng nhưng thực sự không kỳ vọng nhiều lắm. Những bệnh nhân thường vượt qua đột quỵ trong vòng 6 tháng đầu tiên và tiến triển dần sau đó nhưngchậm và không thường xuyên”
Để nghiên cứu, ông và cộng sự đã tiến hành trên 18 bệnh nhân bị đột quỵ 1 lần trong vòng từ 6 tháng tới 3 năm. Mỗi bệnh nhân có một lỗ nhỏ được khoan trên sọ để chuyển tế bào gốc từ tủy xương của 2 nguồn hiến trực tiếp vào những phần của não bị nguy hại sau đột quỵ. Sau khi về nhà, những bệnh nhân này tiếp tục được theo dõi sức khỏe thường xuyên bằng xét nghiệm máu, kiểm tra lâm sàng và chụp não.
Kết quả cho thấy những tế bào gốc được cấy không sống được lâu trong não và biến mất khoảng 1 tới 2 tháng sau khi được đưa vào não. Tuy nhiên những bệnh nhân này lại có những dấu hiệu quan trọng trong việc phục hồi vận động sau 6 tới 12 tháng được cấy tế bào gốc. Một số bệnh nhân có thể rời xe lăn và tập đi lại bình thường trở lại.
Sự phục hồi này của bệnh nhân thật sự có ý nghĩa, đó không chỉ là chuyện một người trước đây không thể cử động được ngón chân và bây giờ thì có thể nữa. Nó có ý nghĩa hơn nhiều trong việc tìm ra hướng điều trị cho những bệnh nhân đột quỵ.
Theo thí nghiệm của Steinberg, điều này không gây nên những vấn đề như các mô không mong muốn hay hình thành khối u. Và ngay cả khi những tế bào gốc đến từ những nguồn hiến không liên quan, những người bệnh cũng không phải chịu những phản ứng miễn dịch quá gay gắt. Mặc dù hơn 75% bệnh nhân được báo cáo là có xảy ra đau đầu, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng điều này phụ thuộc vào kỹ thuật mổ hơn là những tế bào gốc đó. Hơn nữa, không có báo cáo về liên quan đến các vấn đề nguy hiểm tính mạng.
Sự cải thiện vận động hoàn toàn độc lập với các mức độ nghiêm trọng của bệnh đột quỵ - một chi tiết khá quan trọng liên quan đến khả năng đáp ứng điều trị của những người trung niên.
Ngoài việc đặt ra một bước mới trong thử nghiệm kỹ thuật mới, những kết quả đầy hứa hẹn cũng thay đổi "ý niệm của chúng ta về những gì xảy ra sau một cơn đột quỵ," Steinberg giải thích. Những phát hiện này cho thấy những vùng não bị nguy hại, bị cho là đã chết hoặc không thể đảo ngược, có thể thực sự được "hồi sinh".
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?