Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nuôi cấy tế bào gốc để điều trị ung thư máu

Nuôi cấy tế bào gốc từ tủy xương và từ các tế bào máu ngoại vi là những cách để điều trị các bệnh ung thư máu như bệnh bạch cầu, u đa tủy và ung thư máu non-Hodgkin. Các phương pháp này sẽ giúp bảo tồn khả năng tạo ra các tế bào máu sau khi hóa trị hoặc xạ trị với liều cao. Có khoảng 50.000 trường hợp nuôi cấy được tiến hành mỗi năm.

Nuôi cấy tế bào gốc để điều trị ung thư máu 

Tại sao phải nuôi cấy tế bào gốc?

Hóa trị hoặc xạ trị với liều cao dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư máu cũng sẽ giết chết các tế bào tủy xương khỏe mạnh. Nuôi cấy tế bào gốc sẽ giúp bảo tồn được khả năng sản xuất ra các tế bào máu của tủy xương. Trong một số trường hợp, trị liệu bằng việc thay thế tế bào gốc có thể chữa được bệnh ung thư.

Nuôi cấy thường chỉ là “phương án B”

Điều trị ung thư máu thường bắt đầu với việc hóa trị, có thể có phối hợp hoặc không với các loại thuốc và phương pháp điều trị khác. Các chuyên gia vẫn còn đang tranh cãi về việc nên dùng phương pháp nào hơn. Nuôi cấy tế bào gốc thường sẽ rất tốn kém, nhiều nguy cơ và thường chỉ được áp dụng khi hóa trị không có tác dụng. Tuy nhiên, một số trung tâm điều trị ung thư đang thử nghiệm việc nuôi cấy tế bào gốc như một lựa chọn điều trị đầu tiên.

Tế bào gốc đến từ đâu?

Tế bào gốc có thể đến từ rất nhiều nơi. Cấy tủy xương sẽ thay thế tủy bị bệnh bằng tế bào gốc tủy xương không bị ung thư. Cấy tế bào máu ngoại vi sẽ dùng tế bào gốc được lấy từ trong máu. Các tế bào gốc dùng để nuôi cấy có thể sẽ bao gồm tế bào của bản thân người bệnh hoặc tế bào từ một người hiến.

Tế bào gốc từ máu cuống rốn

Tế bào gốc cũng có thể được lấy từ máu dây rốn của trẻ sơ sinh. Một số gia đình đã gửi tế bào gốc cuống rốn của trẻ vào ngân hàng cuống rốn, để tạo nên nguồn tế bào gốc cho bản thân đứa trẻ hoặc anh chị em của trẻ có thể sử dụng trong tương lai.

Các gia đình cũng có thể hiến tặng tế bào gốc trong máu cuống rốn cho cộng đồng để sử dụng. Hiến tặng cuống rốn đang trở thành một lựa chọn tốt cho các bệnh nhân không tìm thấy tế bào tương thích từ các thành viên trong gia đình của họ.

Tìm tế bào tương thích

Một số bệnh nhân có thể hiến tặng tế bào gốc của bản thân họ. Một số bệnh nhân khác sẽ phải phụ thuộc vào sự hiến tặng tế bào của người thân trong gia đình hoặc từ những người lạ. Tìm được tế bào tương thích là rất quan trọng. Sẽ là vấn đề lớn nếu tế bào mới quay lại tấn công các tế bào của bệnh nhân hoặc hệ miễn dịch của bệnh nhân tấn công tế bào hiến tặng. Tại Bắc Mỹ, người da trắng có cơ hội tốt để tìm được tế bào hiến tặng của người lạ nhưng tỷ lệ này ở người Mỹ gốc Phi và người châu Á rất thấp bởi rất ít người đồng ý trở thành người hiến tặng.

Nuôi cấy tế bào gốc

Lấy tủy xương là quá trình mà người hiến tặng sẽ được gây tê, sau đó dùng một kim tiêm rất mạnh để lấy tủy xương từ xương hông. Quá trình này sẽ mất từ 1-2 tiếng trong phòng mổ. Trước khi hiến tặng tế bào máu ngoại vi vài ngày, người hiến tặng sẽ phải dùng một số loại thuốc tiêm đặc biệt để tăng lượng tế bào gốc trong dòng máu. Sau đó, sẽ có một chiếc máy được nối với cơ thể để có thể lọc ra được các tế bào gốc từ máu người hiến tặng và để lại phần không phải tế bào gốc.

Nuôi cấy mini có thể là một lựa chọn

Có một lựa chọn khác dành cho người lớn tuổi và những người bệnh nặng, không thể chịu đựng được với quá trình cấy tế bào gốc truyền thống. Nuôi cấy tế bào gốc mini (mini stem cell transplant) hay còn gọi là giảm cường độ, có thể tiêu diệt một số tế bào ung thư. Tuy nhiên, việc này có thể làm dịu bớt hệ miễn dịch, do đó các tế bào gốc sẽ được giữ lại mà không bị hệ miễn dịch đào thải. Từ đó, việc xạ trị và hóa trị cũng sẽ giảm cường độ, nhưng có thể sẽ không ngăn chặn được hoàn toàn ung thư.

Chuẩn bị phức tạp, tiến hành đơn giản

Chuẩn bị cho việc cấy tế bào gốc thường rất phức tạp, với nhiều loại xét nghiệm, tìm tế bào tương thích và tiến hành hóa trị, xạ trị bền bỉ trước khi nuôi cấy. Nhưng thực tế, quá trình cấy tế bào lại rất đơn giản. Bác sỹ sẽ tiêm tế bào vào dòng máu thông qua việc truyền tĩnh mạch và bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo. Quá trình truyền sẽ diễn ra trong khoảng 1-5 tiếng.

Chờ đợi

Sau khi được cấy, bệnh nhân sẽ phải ở lại trong viện trong khoảng 2-6 tuần để đợi xem tế bào gốc bắt đầu tạo ra tế bào máu mới như thế nào. Trong suốt quá trình này, số lượng tế bào máu có thể sẽ giảm đi. Bệnh nhân sẽ được theo dõi rất nghiêm ngặt và sẽ được dùng thuốc chống khuẩn, chống nấm và chống virus để dự phòng các tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng.

Hồi phục sau khi cấy tế bào gốc

Sau khi xuất viện, bệnh nhân được cấy tế bào gốc sẽ phải kiểm tra hàng tháng hoặc hàng tuần. Họ sẽ phải tiến hành rất nhiều loại xét nghiệm, bao gồm cả xét nghiệm máu, X quang ngực và xét nghiệm tủy xương. Trong thời gian hồi phục này, họ có thể sẽ phải được truyền máu thường xuyên và sử dụng kháng sinh. Bệnh nhân cũng sẽ phải tái khám trong vòng 1 năm đầu tiên, cho đến khi hệ miễn dịch hoạt động tốt trở lại.

Một số người hiến tặng cũng cần thời gian hồi phục

Hiến tặng tủy xương là một quá trình phức tạp. Người hiến tặng sẽ bị sưng, đau phần hông trong vài ngày. Sẽ mất khoảng 4-6 tuần để cơ thể có thể thay thế các tế bào tủy xương đã hiến tặng. Trong những trường hợp hiếm gặp, những người hiến tủy xương có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc gặp các biến chứng liên quan đến quá trình gây mê. Hiến tặng tế bào máu ngoại vi có thể sẽ bị hình thành cục máu đông, các vấn đề liên quan đến việc đặt ống thông ống truyền, và các tác dụng không mong muốn của việc dùng thuốc trong khi làm tăng số lượng tế bào máu ngoại vi.

Chăm sóc trong những năm sau

Nuôi cấy tế bào có thể cứu sống bệnh nhân. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh sẽ phải đối mặt với các thử thách trong những năm sau này. Vấn đề thường sẽ liên quan đến việc nuôi cấy hoặc các thuốc dùng trong quá trình cấy, bao gồm: tổn tương cơ quan, thay đổi hoocmôn, vô sinh, ảnh hưởng đến thần kinh và các loại ung thư khác. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiến hành các phương pháp làm giảm nguy cơ và tăng chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân bị ung thư máu.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những gợi ý giúp thanh lọc cơ thể

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm