Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng thực phẩm bền vững - Khó hay dễ?

Tại Việt Nam, xu hướng tiêu dùng thực phẩm bền vững tốt cho sức khỏe và môi trường đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, để điều này trở thành hiện thực cần sự thay đổi nhận thức và hành động cụ thể của cả cộng đồng.

Trong cuộc trao đổi với PV VOV2, TS-BS Trương Hồng Sơn- Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ, dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe, liên quan nhiều đến tình trạng sức khỏe và bệnh tật. Trước đây, tình trạng suy dinh dưỡng khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Còn hiện tại, ở những thành phố lớn lại có tình trạng thừa cân béo phì tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, do chế độ ăn không phù hợp. Như vậy, tất cả các vấn đề về dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sức khỏe.

“Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng còn là vấn đề về VSTP, tôi tin nhiều gia đình hiện nay cũng đã để tâm nhiều hơn đến chuyện ăn uống, như ăn đủ và chất lượng ăn tốt hơn. Gần đây còn có xu hướng về ăn sạch. Ngoài ra, người dân cũng tìm hiểu nhiều hơn đến việc chế biến, làm sao để loại bỏ hoặc giảm các chất không có lợi cho sức khỏe, tăng cường rau và chất xơ... Thêm vào đó, người dân cũng đã có thói quen đọc thành phần dinh dưỡng trên bao bì, ngày sản xuất, hạn sử dụng và quy cách đóng gói bao bì”- TS Trương Hồng Sơn nói.

Đọc thêm: An toàn thực phẩm và dinh dưỡng khi xảy ra lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn

Sử dụng thực phẩm hữu cơ luôn là mong muốn của người tiêu dùng

Sử dụng thực phẩm hữu cơ luôn là mong muốn của người tiêu dùng

Theo một số báo cáo về thị trường và phân khúc người tiêu dùng cho thấy, người Việt Nam sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm hữu cơ và tự nhiên; 5/10 người tiêu dùng đã nhận biết được các tiêu chuẩn thực phẩm và tìm kiếm chúng khi lựa chọn sản phẩm và 10% trong số đó sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm đạt tiêu chuẩn này.

Ngoài ra, theo báo cáo chỉ số Tetra Pak 2023, người tiêu dùng hiện đang cân nhắc nhiều về môi trường, bên cạnh sức khỏe cá nhân, khi mua thực phẩm. Theo đó, có tới 70% số người được khảo sát cho rằng, các sản phẩm lành mạnh không nên gây hại đến môi trường; đồng thời, 54% sẵn sàng thay đổi chế độ ăn uống để góp phần giảm phát thải. Tuy nhiên, từ thực tế tại nước ta, TS-BS Trương Hồng Sơn cho rằng, mong muốn tích cực này không dễ thực hiện .

“Chúng ta phải nhìn thấy 2 mặt vấn đề. Thứ nhất là sản xuất xanh và thứ hai là tiêu dùng xanh. Các nhà sản xuất khi chế biến thực phẩm và đóng gói bao bì cũng phải chú ý bao gói sản phẩm sẽ phân hủy sau bao nhiêu năm, làm thế nào tránh tạo ra rác cho môi trường, Thế nhưng, chi phí sản xuất các bao gói thân thiện môi trường sẽ cao hơn và điều này đương nhiên đội giá thành sản phẩm, hạn chế khả năng cạnh tranh. Thêm vào đó, người dân lại chưa đủ giàu để có thể gạt bỏ sự quan tâm của mình về giá thành, tuy là ủng hộ sản phẩm thân thiện môi trường nhưng vẫn băn khoăn về giá. Bên cạnh đó, ngoài sản xuất xanh còn có thói quen tiêu dùng xanh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, khoảng 50% những người hằng ngày đi chợ vẫn dùng túi nilon gây ảnh hưởng môi trường.”- TS Sơn nhận định.

Bao bì thực phẩm thân thiện môi trường là xu hướng tiêu dùng xanh cần được cộng đồng hưởng ứng

Bao bì thực phẩm thân thiện môi trường là xu hướng tiêu dùng xanh cần được cộng đồng hưởng ứng

Ngoài việc lựa chọn sử dụng thực phẩm “xanh” và “sạch”, thì việc tránh lãng phí cũng là một trong những xu hướng sử dụng thực phẩm bền vững mà người dân hoàn toàn có thể chủ động thực hiện. Theo chia sẻ của TS Trương Hồng Sơn, ước tính, rác thải hữu cơ chiếm 3/4 lượng rác thải nói chung và trong số rác thải hữu cơ dễ phân hủy thì phần lớn là rác thải thực phẩm.

“Trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Việt Nam xếp hàng thứ 2 sau Trung Quốc về lượng thực phẩm bị vứt bỏ mỗi năm. Tại nước ta, ước tính lượng rác thải thực phẩm khoảng 3.9 tỷ USD tương đương khoảng 2% GDP – một con số rất lớn. Nước chúng ta còn nghèo, thực phẩm lại không nhiều nhưng lại bỏ phí thực phẩm một cách rất đáng tiếc. Một số khảo sát cho thấy 50% số thực phẩm bị vứt bỏ thường do tâm lý để phần của người Việt. Thêm vào đó, tâm lý tích trữ đồ ăn quá nhiều trong tủ lạnh, thực phẩm rất có thể bị lãng quên. Sau vài tháng bỏ ra chất lượng thực phẩm bị ảnh hưởng và không ai dám ăn. Vấn đề thứ ba là sự lãng phí do chế biến, việc nấu quá nhiều dư thừa so với nhu cầu và không thể tiêu thụ hết vào cơ thể nên đành vứt đi- điều này cũng rất lãng phí”- TS Trương Hồng Sơn cho hay.

Để tránh lãng phí thực phẩm TS Trương Hồng Sơn khuyến cáo, người dân cần thay đổi thói quen tiêu dùng, đó là không nên nấu nướng quá nhiều, tính toán lượng thực phẩm đủ dùng đối với các thành viên trong gia đình. Cần học cách đánh giá về chất lượng thực phẩm. Lên kế hoạch mua sắm vừa phải, bảo quản thực phẩm đúng cách, không dự trữ quá nhiều đồ ăn. Khuyến nghị cố gắng dùng đồ ăn tươi, thực phẩm mua về chế biến sớm. Trong trường hợp lưu trữ tủ lạnh, tủ đông thì nên để trong thời gian ngắn vừa giúp bảo vệ sức khỏe, không bị dư thừa nhiều thức ăn.

TS- BS Trương Hồng Sơn- Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam

TS- BS Trương Hồng Sơn- Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Để xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh, bền vững được hiện thực hóa, ngoài sự thay đổi nhận thức của người dân, theo TS-BS Trương Hồng Sơn, các nhà sản xuất, các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm cũng cần tham gia tích cực vào quá trình này bằng những hành động cụ thể.

Đọc thêm: Nhận biết thực phẩm không lành mạnh và thực phẩm thay thế

“Đối với doanh nghiệp cần nâng cao công nghệ và quy trình sản xuất theo kịp với xu hướng sản xuất xanh, phát triển bền vững. Liên quan đến việc sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất. Hiện nay đang hướng đến sản xuất bằng năng lượng tái tạo, cùng với đó, các nhà sản xuất cần tập trung vào các sản phẩm sạch, hướng đến các sản phẩm hữu cơ. Và để làm được việc này, các nhà sản xuất cần hướng đến sự đa dạng, đa dạng ở đây bao gồm các sản phẩm thông thường và cả những sản phẩm xanh, sản phẩm hữu cơ để người dân có quyền lựa chọn”- TS Trương Hồng Sơn khẳng định.

Hơn thế, việc xây dựng các chính sách và xây dựng kế hoạch truyền thông cũng cần được đặc biệt chú trọng.

“Đây là chủ đề chính trong chương trình hành động xanh của Việt Nam, tập trung vào những vấn đề về truyền thông như kế hoạch về tăng trưởng, phát triển bền vững và phát triển xanh tại các địa phương. Chúng ta cũng phải tính toán để giảm cường độ phát thải khí nhà kính. Chúng ta có lộ trình xanh hóa trong quá trình sản xuất và cuối cùng là xanh hóa về lối sống, tiêu dùng bền vững. Ở đây còn có trách nhiệm của cả doanh nghiệp trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Rồi vấn đề về môi trường sản xuất, những vấn đề về cung ứng hàng hóa, phân phối hàng hóa theo cơ chế xanh…”- TS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh.

Tham khảo thêm: Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

Phương Trang - Theo VOV2
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

Xem thêm