Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm hữu cơ có thực sự tạo ra khác biệt cho sức khỏe?

Với chất lượng cuộc sống ngày càng cao, ngày càng nhiều người có xu hướng lựa chọn những loại thực phẩm với chất lượng tốt nhất để cung cấp năng lượng hàng ngày. Hiện nay, không khó để tìm được các thực phẩm được gắn mác “thực phẩm hữu cơ” với giá thành có phẩn nhỉnh hơn so với các thực phẩm cùng loại.

Thực phẩm hữu cơ có thực sự mang tới sự khác biệt về mặt dinh dưỡng hay không?

Thực phẩm “hữu cơ” là gì?

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), các thực phẩm được dán nhẫn “hữu cơ” phải đáp ứng được một bộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Theo đó, thực phẩm hữu cơ do USDA chứng nhận cần được trồng và chế biến theo hướng dẫn của liên bang, đảm bảo được nhiều yếu tố như chất lượng đất, phương pháp chăn nuôi/nuôi trồng, kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại, cũng như việc sử dụng các chất phụ gia.

Ví dụ, trái cây hữu cơ cần được trồng trên vùng đất không có các chất cấm nào, bao gồm một số loại thuốc trừ sâu và phân bón. Thịt hữu cơ là thịt từ động vật được cho ăn thức ăn hữu cơ, được nuôi trong môi trường sống tự nhiên của chúng (ví dụ chăn thả trên đồng cỏ).

Theo USDA, những thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn có chứa ít nhất 70% thành phần được sản xuất hữu cơ vẫn chưa được coi là thực phẩm hữu cơ. Thay vào đó, chúng sẽ được phân loại là thực phẩm “được làm bằng các thành phần hữu cơ”. Do đó, bạn nên xem kỹ thông tin trên nhãn sản phẩm trước khi chọn mua hàng.

Thực phẩm hữu cơ có lành mạnh hơn thực phẩm thông thường?

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa đưa ra được bằng chứng nào cho thấy thực phẩm hữu cơ giàu dinh dưỡng hơn thực phẩm thông thường. Trong một bài báo được xuất bản bởi Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), GS.TS. Penny Kris-Etherton từ Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) cho biết: “Về mặt dinh dưỡng, thực phẩm hữu cơ không khác gì thực phẩm được sản xuất bằng các phương pháp khác”.

thuc-pham-huu-co

Một đánh giá được công bố trên tạp chí quốc tế Nutrients, dựa trên 35 thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu quan sát về thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thông thường cho thấy: Hầu hết các thử nghiệm đều không tìm thấy, hoặc chỉ có sự khác biệt rất nhỏ về hàm lượng dinh dưỡng giữa 2 nhóm này.

Dù vậy, nhiều người vẫn lựa chọn thực phẩm hữu cơ với mong muốn tránh được dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hormone tăng trưởng trong thịt và các chất phụ gia khác không cần thiết. Những chất này có thể gây hại nếu chúng được tiêu thụ với số lượng lớn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy đa số thực phẩm (cả thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thường) đều có dư lượng thuốc trừ sâu trong mức an toàn (do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ - EPA) đặt ra. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại về sự tích tụ dư lượng các chất theo thời gian, cho rằng dùng thực phẩm hữu cơ sẽ giảm được tình trạng này, đảm bảo sức khỏe tối ưu.

Với những người quan tâm tới môi trường, việc sử dụng thực phẩm hữu cơ sẽ góp phần tạo ra những thay đổi tích cực. Các phương pháp canh tác hữu cơ đều chú trọng tới môi trường và sức khỏe của động vật, bao gồm: Cải thiện chất lượng nước và đất, cắt giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, giúp động vật được chăn nuôi trong môi trường sống tự nhiên của chúng, đồng thời khuyến khích các hành vi tự nhiên của động vật.

Tóm lại, các thực phẩm hữu cơ không mang lại nhiều khác biệt về giá trị dinh dưỡng, nhưng chúng có thể hạn chế phần nào sự tích tụ các chất có hại trong cơ thể, cũng như mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. Do đó, việc lựa chọn có nên mua thực phẩm hữu cơ hay không hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, nhất là trong bối cảnh nhiều thực phẩm hữu cơ thường có giá cao hơn nhiều lần (thậm chí gấp đôi) so với các thực phẩm thông thường cùng loại.

Một số mẹo để có chế độ ăn lành mạnh

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm hữu cơ, bạn có thể cải thiện chế độ ăn uống của mình theo hướng lành mạnh hơn bằng các cách sau:

  • Tìm mua thực phẩm tươi sống, đúng mùa vụ từ các chợ nông sản tại địa phương.

  • Lựa chọn các loại thực phẩm đa dạng, từ nhiều nguồn khác nhau để giảm khả năng tiếp xúc với các loại chất phụ gia từ một nguồn duy nhất.

  • Luôn rửa sạch trái cây, rau củ trước khi ăn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm hữu cơ là gì và có tốt hơn thực phẩm không hữu cơ không?

Vi Bùi - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 11/09/2024

    Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.

  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

  • 09/09/2024

    Dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ và cách bổ sung an toàn

    Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.

  • 09/09/2024

    Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.

  • 09/09/2024

    Cần lưu ý gì khi uống Astaxanthin để chống oxy hoá?

    Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.

  • 09/09/2024

    Sỏi mật có dễ tái phát không?

    Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.

Xem thêm