Năm 2023 là năm ấm nhất được ghi nhận trong hơn 170 năm và đã xảy ra nhiều trường hợp khẩn cấp về khí hậu từ cháy rừng đến lốc xoáy, lũ lụt và nắng nóng khắc nghiệt. Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, theo một tập hợp các bài báo mới được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Toàn cầu (Journal of Global Health).
Các bài báo này đã ghi lại các bằng chứng khoa học về tác động sức khỏe của các mối nguy hiểm khí hậu khác nhau ở nhóm đối tượng nhạy cảm, từ các đợt nắng nóng đến ô nhiễm không khí và các thảm họa thiên nhiên như cháy rừng và lũ lụt. Các bài báo cũng chỉ ra rằng các rủi ro sức khỏe liên quan đến khí hậu đã bị đánh giá thấp một cách nghiêm trọng đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi, người già và người đang trong thời kỳ mang thai với những tác động nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.
Đọc thêm tại bài viết: Thay đổi khí hậu đang làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm
Chẳng hạn như việc nhiệt độ tăng cao (một kiểu thời tiết khí hậu cực đoan), các chuyên gia lưu ý rằng sinh non - nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em - tăng đột biến trong thời tiết nắng nóng, trong khi người cao tuổi có nhiều khả năng bị đau tim hoặc khó thở khi nhiệt độ cao. Với nhiệt độ tối thiểu hàng ngày khoảng 23,9°C, mỗi 1°C tăng thêm ở nhiệt độ này đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh tới 22,4%.
Những nghiên cứu này cho thấy rõ ràng rằng biến đổi khí hậu không phải là mối đe dọa sức khỏe xa vời và những đối tượng dân số đặc biệt trong cộng đồng đã bị ảnh hưởng nhất định. Và mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Tác động của biến đổi khí hậu đến những người có nguy cơ cao
Một số tác động cụ thể đến sức khỏe thể chất và tinh thần phát sinh do các mối nguy hiểm khác nhau về khí hậu đến các đối tượng trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai bao gồm:
Nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao có liên quan đến các kết quả sinh nở bất lợi, chủ yếu là sinh non và thai chết lưu, cùng với tăng huyết áp và tiểu đường thai kỳ trong thời kỳ mang thai. Sóng nhiệt cũng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và do đó ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ em và thanh thiếu niên, đồng thời làm tăng các cơn đau tim và các biến chứng về hô hấp ở người lớn tuổi.
Đọc thêm tại bài viết: Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của bạn như thế nào?
Ô nhiễm không khí: Vấn đề ô nhiễm không khí môi trường xung quanh làm tăng khả năng mắc bệnh huyết áp cao trong thai kỳ, trẻ nhẹ cân, sinh non và tác động tiêu cực đến sự phát triển não và phổi của thai nhi. Ô nhiễm không khí cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp ở trẻ em và người già - cũng là những đối tượng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim mạch và viêm phổi cao hơn.
Thảm họa thiên nhiên: Các thảm họa thiên nhiên liên quan đến khí hậu có tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần và thể chất của con người. Lũ lụt và hạn hán làm giảm khả năng tiếp cận nguồn nước sạch và thực phẩm, làm gia tăng các bệnh tiêu chảy và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Cháy rừng đã được chứng minh là làm tăng các rối loạn hô hấp và tỷ lệ tử vong do tim mạch ở người cao tuổi.
Trong khi biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tất cả mọi người, thì tình trạng buộc phải di dời hoặc bị mắc kẹt liên quan đến khí hậu lại gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với những người cần tiếp cận thường xuyên với các dịch vụ y tế và hỗ trợ xã hội.
Trẻ sơ sinh và người già cũng như phụ nữ mang thai có thể có các yếu tố nguy cơ sinh lý cụ thể, chẳng hạn như khó khăn trong việc điều hòa nhiệt độ, dễ bị mất nước hoặc hệ thống miễn dịch yếu hơn. Họ cũng phải đối mặt với những tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu và các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra, như tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước và sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm, ngộ độc thực phẩm.
Biện pháp giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già
Một môi trường lành mạnh hỗ trợ sức khỏe trong suốt cuộc đời, nó cho phép bạn tăng trưởng và phát triển lành mạnh ở trẻ em và thanh thiếu niên, mang thai khỏe mạnh và già đi khỏe mạnh.
Điều quan trọng cần làm hiện nay là phải giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng những cách sau:
Hiện tại, có rất ít biện pháp thích ứng với khí hậu được thiết kế riêng cho nhu cầu cụ thể của phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi có thể gặp hạn chế về khả năng vận động và nhận thức.
Các bài báo cũng lưu ý rằng các biện pháp khắc phục nên bao gồm việc chuẩn bị hệ thống chăm sóc sức khỏe, chăm sóc xã hội và giáo dục cho các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và nhiệt độ tăng cao, cũng như thu hút mọi người ở mọi lứa tuổi tham gia vào hành động để bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, sử dụng thực phẩm giàu iod, tránh căng thẳng…là những cách giúp bạn kiểm soát hoặc ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp hiệu quả.
Tình trạng rối loạn lo âu có thể dẫn tới các triệu chứng như căng thẳng, khó tập trung, run tay và căng cơ. Đặc biệt, nếu bản thân bạn đã gặp phải các tình trạng gây run tay, lo lắng quá mức sẽ càng khiến các cơn run trở nên rõ rệt, nghiêm trọng hơn.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc quan trọng, giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng những loại thuốc theo toa này có thể gây ra vấn đề với các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp (RA).
Nghiên cứu mới ở Mỹ cho biết, anh chị cả (con đầu lòng) hoặc con một trong nhà, dễ bị trầm cảm và rối loạn lo âu ở trẻ em từ khi 8 tuổi.
Cho dù pháp luật chưa cho phép buôn bán và sử dụng, thuốc lá điện tử vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường. Loại thuốc lá này chứa nhiều độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại được giới trẻ ưa thích sử dụng và đang có chiều hướng gia tăng.
Bí mật đằng sau việc chỉ ăn trái cây vào buổi tối: Tại sao nó lại không tốt như bạn nghĩ?
Bệnh loãng xương là tình trạng mất khối lượng và chất lượng xương. Theo thống kê của Quỹ loãng xương quốc gia Hoa Kỳ, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người tại Hoa Kỳ, trong đó 80% là phụ nữ.
Nghiên cứu cho thấy, năm 44 tuổi và 60 tuổi là hai mốc thời gian khiến cơ thể người lão hóa nhanh chóng. Vì thế ngay từ sớm, người ngoài 40 tuổi cần tập thể dục kháng lực để đẩy lùi tốc độ lão hóa.